(TIEM1996) – Khoáng chất là gì? Khoáng chất (hay chất khoáng) giữ một vai trò không thể thiếu trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cơ thể. Nếu sự thiếu hụt các khoáng chất xảy ra thì sẽ gây ảnh hưởng không hề nhỏ đến sức khỏe và dẫn đến nhiều bệnh lý khác. Qua bài viết sau, TIEM1996 chia sẻ chi tiết Khoáng Chất là gì? Khoáng chất có tác dụng gì đối với cơ thể. Các bạn cùng tham khảo.
Khoáng Chất là gì?
Khoáng chất là gì?
Khoáng chất là một nhóm những chất vô cơ đảm nhiệm nhiều vai trò khác nhau trong cơ thể con người. Khoáng chất tồn tại chủ yếu trong các loại thực phẩm và con đường hấp thụ dễ dàng nhất của khoáng chất chính là hoạt động ăn uống hàng ngày. Một người được xây dựng chế độ ăn uống đa dạng, phong phú thành phần các chất dinh dưỡng sẽ được bổ sung đầy đủ khoáng chất hơn.
Mỗi khoáng chất sẽ duy trì những nhiệm vụ riêng biệt, nhìn chung sẽ là tham gia vào quá trình hình thành, phát triển của xương và răng; là thành phần của các enzyme giúp đảm bảo chức năng của hệ thần kinh; là thành phần chính trong chất lỏng và hệ thống mô của cơ thể.
Các loại khoáng chất
Các khoáng chất thiết yếu là những khoáng chất cần thiết cho sức khỏe con người được chia thành hai nhóm chính dựa trên nồng độ cần thiết cho chức năng bình thường của cơ thể, các loại khoáng chất bao gồm:
Khoáng chất vi lượng (microelements): là các chất có hàm lượng nhỏ bao gồm: Đồng (Cu), Sắt (Fe), Coban (Co), Kẽm (Zn), Magan (Mn), I-ốt, Florua, Selen…;
Khoáng chất đa lượng (macroelements): là các chất có hàm lượng lớn như: Magie (Mg), Phôt pho (P), Canxi (Ca), Natri(Na), Kali(K), Clorua (Cl)…
[block id=”danh-sach-san-pham-am-thuc”]
Khoáng chất có tác dụng gì?
Khoáng chất có tác dụng gì?
Khoáng chất cũng như vitamin, có vai trò rất quan trọng cho sự phát triển của cơ thể, cần thiết cho mọi hoạt động. Nếu cơ thể chúng ta thiếu khoáng chất sẽ gây ra nhiều bệnh rất nguy hiểm. Vậy khoáng chất có tác dụng gì đối với cơ thể, chúng ta cùng tham khảo chi tiết như sau nhé:
- Tham gia vào quá trình tổng hợp, cấu tạo nên hệ xương, giúp xương trở nên vững chắc và phát triển tốt hơn. Trong đó các khoáng chất như magie, canxi, photpho là các thành phần chính có trong xương và răng đồng thời cấu thành nên cơ não.
- Hỗ trợ điều hòa tuần hoàn máu, hoạt động của hệ thống tim mạch và hệ tiêu hóa;
- Các khoáng chất cũng đóng vai trò xúc tác cho các hoạt động của enzyme;
- Tham gia vào các phản ứng hóa học như: i-ốt giúp tạo nên hormone tuyến giáp trạng (thyroxin) nên một người bị thiếu i-ốt có thể mắc bệnh bướu cổ; sắt tham gia tổng hợp hemoglobin và góp mặt trong thành phần của các men oxy hóa, thiếu sắt có thể dẫn đến thiếu máu; một số chất khác còn góp phần vào nhiệm vụ tạo máu đó là Cu và Co,…;
- Khoáng chất còn giúp cân bằng áp lực thẩm thấu dịch lỏng ở nội bào và ngoại bào. Trong đó Natri có tác dụng điều hòa và chuyển hóa nước, tác động đến sự cân bằng và khả năng giữ nước cho cơ thể;
- Các khoáng chất còn có chức năng tham gia cấu thành nên chất béo và chất đạm cho cơ thể. Trong đó photpho là thành phần của các men quan trọng giúp chuyển hóa một số chất như lipid, protid, glucid, mô cơ, hô hấp tế bào mô và hệ thần kinh.
Bên cạnh những công dụng nêu trên, riêng đối với trẻ nhỏ và phụ nữ có thai, mẹ đang cho con bú thì khoáng chất còn đem lại những lợi ích như sau:
- Đối phụ nữ mang thai và mẹ đang cho con bú: khi các mẹ bầu được cung cấp các khoáng chất đầy đủ sẽ giúp cả mẹ và bé khỏe mạnh trong suốt thai kỳ, tránh các biến chứng nguy hiểm nếu bị thiếu hụt dinh dưỡng thiết yếu.
- Đặc biệt ngay từ khi còn trong bụng mẹ, thai nhi sẽ nhận selen giúp tăng cường sức đề kháng, còn i-ốt hỗ trợ xây dựng hệ thần kinh của trẻ. Ngoài ra, nhờ có các khoáng chất như canxi, photpho nuôi dưỡng, hệ xương và răng của trẻ được phát triển khỏe mạnh. Nếu thiếu đi các khoáng chất quan trọng này, trẻ sẽ gặp phải tình trạng xốp xương, thay đổi cấu trúc các mô liên kết khiến xương bị mềm và biến dạng, gây còi xương, suy dinh dưỡng. Điều này càng tệ hơn nếu trẻ bị thiếu hụt vitamin D nghiêm trọng.
Vấn đề bổ sung khoáng chất
Khi bị thiếu hụt chất khoáng, cơ thể sẽ xuất hiện những triệu chứng bất thường và rủi ro gặp phải nhiều vấn đề bệnh lý là rất cao, điển hình là gia tăng nguy cơ bị nhiễm trùng, cảm cúm, huyết áp cao, rối loạn lo âu, trầm cảm, đau nhức cơ, đau nhức xương khớp, xương yếu và kém tăng trưởng, rối loạn tiêu hóa,…
Ngược lại nếu bổ sung quá nhiều khoáng chất cũng có thể khiến cơ thể bạn phải đối diện với nhiều vấn đề khác về sức khỏe. Ví dụ như hay quên, trí nhớ kém, bệnh Alzheimer, tóc rụng nhiều, mệt mỏi, trầm cảm, rối loạn tiêu hóa, bất dung nạp glucose, nguy cơ bị tiểu đường, giảm nồng độ testosterone trong máu, bệnh Parkinson, suy dinh dưỡng, thị lực suy giảm,… Đây có thể là biểu hiện của ngộ độc khoáng chất, vì vậy bạn nên thực hiện các loại xét nghiệm cần thiết để kiểm tra tình trạng này và xác định phương án điều trị phù hợp.
[block id=”danh-sach-san-pham-am-thuc”]
Khoáng chất có trong thực phẩm nào
Việc bổ sung khoáng chất cho cơ thể là một việc rất quan trọng để tránh tình trạng thiếu hụt khoáng chất. Tuy nhiên, khoáng chất có trong thực phẩm nào? Sau đây là một số thực phẩm giàu khoáng chất mà bạn cần biết để bổ sung vào chế độ ăn uống lành mạnh hằng ngày để tốt cho sức khỏe nhé.
1. Quả hạch và hạt
2. Động vật có vỏ
3. Rau họ cải
4. Thịt nội tạng
5. Trứng
6. Đậu
7. Ca cao
8. Bơ
9. Quả mọng
10. Sữa chua và phô mai
Lời kết
Qua bài viết trên, các bạn đã cùng TIEM1996 tìm hiểu rõ khoáng chất là gì? Khoáng chất có tác dụng gì đối với cơ thể cũng như khoáng chất có trong thực phẩm nào? TIEM1996 rất mong chia sẻ hữu ích và giúp bạn có thêm một kiến thức ẩm thực hay để bổ sung vào chế độ ăn uống lành mạnh hằng ngày.
[block id=”bai-viet-lien-quan-chia-se-bi-quyet-am-thuc”]