(TIEM1996) – Đường Phèn là gì? Đường Phèn được sử dụng khá phổ biến, đặc biệt được sử dụng trong một số bài thuốc dân gian để chữa bệnh. Tuy nhiên, cũng có nhiều người chưa biết rõ Đường Phèn là gì? Đường Phèn làm từ gì? Và những tác dụng của đường phèn đối với sức khỏe con người. Qua bài viết sau, TIEM1996 chi sẻ cùng bạn đọc chi tiết về Đường Phèn, mọi người cùng tham khảo nhé.
Đường Phèn là gì?
Đường phèn được sử dụng từ rất lâu và phổ biến, tuy nhiên đường phèn là gì? đường phèn làm từ gì và quy trình làm đường phèn như thế nào thì chắc hẳn không phải ai cũng biết.
Đường phèn có tên khoa học là Saccharose hay còn được gọi với tên khác là: băng đường (Đường phèn có công thức hóa học là C12H22O11). Cũng giống như đường cát, đường phèn được làm từ nước mía, củ cải đường, một số nguyên liệu khác như đường thốt nốt, lúa miến ngọt. Đường phèn có chứa Saccharose và một số nguyên tố vi lượng giúp phân giải thành fructose và glucose. Trong kỹ thuật pha chế đồ uống, đường phèn được sử dụng rất phổ biến vì khi nấu lên ở dạng lỏng sẽ mang lại vị ngọt thanh dễ chịu.
[block id=”danh-sach-san-pham-am-thuc”]
Đường Phèn làm từ gì?
Đường Phèn làm từ gì?
Nguyên liệu chính tạo ra đường phèn là mía, củ cải, cây cọ hoặc cây thốt nốt… Trong thành phần của đường phèn có chứa saccharose cùng một số nguyên tố vi lượng góp phần trong quá trình phân giải thành đường fructose và glucose.Đường phèn thường được sử dụng để thay thế chođường tinh luyện và được coi là tốt cho sức khỏe, ít đường hơn so với đường trắng.
Bản chất đường phèn trông giống như một tinh thể đường lớn và có kết cấu cứng. Loại đường đá này thường có hai màu, trắng trong và màu caramel (vàng nhạt hoặc nâu sẫm). Chúng được đóng gói và bán dưới dạng đường kết tinh hoặc đá hình vuông. Loại đường này chứa ít calo hơn so với đường trắng tinh luyện.
Quy trình làm đường Đường Phèn
Đường được làm bằng cách sử dụng đường cát trắng. Người ta lấy đường cát pha cho tan hoàn toàn với lượng nước nhất định. Sau đó cho thêm vôi tôi và trứng gà để lọc bớt các tạp chất và làm dịu đi vị ngọt của đường.
Sau đó cho hỗn hợp này nấu trên lửa nhỏ, khi nước bay hơi gần hết thì đổ thêm nước vào nấu. Nấu đến khi nào đường “tới” thì đổ vào thùng hoặc vào khung có tạo hình.
Khoảng 15 ngày, đường nguội và kết tinh thành thể rắn, cứng và có hình dạng từng khối như thường thấy. Bạn có thể dễ dàng tìm mua trên thị trường như ở chợ, siêu thị, cửa hàng, đại lý lớn, nhỏ.
[block id=”danh-sach-san-pham-am-thuc”]
Tác dụng của đường phèn
Dùng làm nguyên liệu nấu ăn, pha chế thức uống
Từ xưa, ông bà thường dùng đường phèn như một loại gia vị phổ biến trong nấu ăn như: làm bánh, kẹo, nấu chè, làm nước ngọt… để tạo thêm vị ngọt và thanh mát. Trong nấu ăn, với công dụng vừa giúp tạo thêm vị ngon của món ăn thì giúp giải nhiệt rất tốt cho sức khỏe, do không cần qua quá trình tinh chế nên tốt cho sức khỏe người sử dụng hơn so với đường kính.
Đường phèn có được ưa chuộng khi pha chế các loại thức uống, nấu chè hay chưng yến… khiến cơ thể luôn trong trạng thái thư giãn, nhẹ nhàng. Bên cạnh đó, còn giúp cung cấp thêm năng lượng dưới dạng glucose, giảm căng thẳng, mệt mỏi, stress và nâng cao khả năng của các giác quan.
Cung cấp năng lượng cho cơ thể
Đường phèn là một loại carbohydrate đơn giản, có thể chuyển hóa nhanh chóng trong cơ thể. Chúng nhanh chóng bị phân hủy thành glucose sau khi vào cơ thể, gây ra sự tăng vọt nhanh chóng lượng đường trong máu.
Do đó, đường phèn cũng như đường ăn, có vai trò như một nguồn năng lượng nhanh chóng cho các tế bào, mô và cơ quan của cơ thể bạn. Đường phèn được đánh giá là có độ ngọt nhẹ hơn so với đường ăn tinh khiết
Tác dụng của đường phèn tốt cho tỳ và phế
Ngoài là nguyên liệu nấu ăn, trong Đông y đường phèn còn được đánh giá như một vị thuốc có tác dụng bổ trung ích khí, hòa vị nhuận phế. Đặc biệt là các trường hợp bị viêm khí phế quản, đau rát họng, ho khan ít đờm… có thể dùng đường phèn để làm dịu cổ họng, giảm cảm giác khó chịu. Người ta thường dùng tổ yến chưng đường phèn để bồi bổ sức khỏe, rất tốt cho tỳ và phế.
Đường phèn giúp giải nhiệt cơ thể
Đường phèn cung cấp nhiều năng lượng cho cơ thể ở dạng glucose, giúp giảm căng thẳng, giải nhiệt, giúp các cơ quan hoạt động tốt hơn. Vì vậy, trong các món ăn bổ dưỡng như yến chưng, chè, canh giải nhiệt,… không thể thiếu đường phèn.
Trị ho và ngăn ngừa các cơn ho
Đường phèn khi chưng với quất hoặc chanh có thể trị ho và trị viêm họng cực kỳ hiệu quả vì có chứa nhiều chất có khả năng làm sạch miệng, làm dịu cơn đau họng, cắt cơn ho. Nhưng nếu bạn không đủ thời gian chưng thì hãy cho bé ngậm 1 viên đường nhỏ.
Ngoài ra, cách sử dụng đường phèn làm thuốc để trị ho:
- Chưng với hoa cúc giúp hạ huyết áp
- Chưng cách thủy với hoa điệp, phơi sương, uống vào sáng sớm để trị ho dai dẳng, trị viêm họng bổ cho người lao phổi.
- Chưng với cánh hoa hồng tươi để uống trị ho do thời tiết
- Đem nấu với vỏ quýt, trị chứng ho khan do thời tiết
- Nấu đặc với bầu, gạn bỏ bã lấy nước dùng, kích thích tiêu hóa, giúp ăn uống ngon miệng hơn.
- Pha cùng với gừng tươi với nước sôi để trị cảm dạo do thay đổi thời tiết
- Nấu chưng với táo tàu, gừng tươi để trị cảm, ho, viêm đường hô hấp do thời tiết
- Nấu cháo với nhân sâm, gạo nếp, hạt sen để bồi bổ khí huyết.
Đường phèn giúp bổ thận sinh tinh
Chỉ cần chưng đường phèn với rễ cây đậu bắp sẽ giúp cải thiện và nâng cao đời sống tình dục một cách hiệu quả. Đây là tác dụng tuyệt vời mà hẳn cánh đàn ông rất ưa thích đấy.
Cách sử dụng đường phèn
Một số bài thuốc từ đường phèn
- Hỗ trợ, kích thích tiêu hóa: Dùng 50g quả bầu gọt bỏ vỏ, rửa sạch cùng một ít đường phèn cho vào nồi với 3 chén nước (750ml) nấu còn lại 1 chén, lọc bỏ bã, lấy nước uống có công dụng kích thích tiêu hóa từ đó giúp ăn uống ngon miệng hơn.
- Trị ho do thời tiết: Sử dụng 20g vỏ quýt và 100g đường phèn đem nấu với 1,5 lít nước, nấu cho vỏ quýt thật chín. Dùng 3 – 5 ngày cả nước và cái để trị chứng ho khan do thời tiết gây ra. Cho một ít đường phèn vào chén cùng một ít gừng tươi (gọt bỏ vỏ, cắt nhuyễn), đem hãm với nước sôi để uống giúp trị cảm ho do thời tiết.
- Bổ khí huyết, tốt cho tim: Sử dụng 30g đường phèn, 50g hạt sen, 10g nhân sâm, 100g gạo nếp loại ngon. Cách làm: Hạt sen bỏ tâm, rồi cho vào nồi cùng các nguyên liệu trên đem nấu cháo. Khi cháo gần chín thì cho đường phèn vào, khuấy đều. Món ăn này rất tốt cho tim, bổ khí huyết, một liệu trình là 10 ngày.
- Hạ huyết áp: Dùng một ít đường phèn cùng 50g hoa cúc khô (rửa sạch). Cho hoa cúc vào nồi cùng lượng nước vừa đủ nấu đến sôi, để bếp thêm 10 phút rồi tắt bếp để nguội, sau đó gạn lấy nước cho nước đường phèn vào khuấy đều. Dùng nước này có thể giúp hạ huyết áp.
- Hỗ trợ điều trị viêm, xơ gan: Dùng 20g đường phèn, 30g hồng táo, 20g đậu phộng đem nấu nước uống trong ngày. Dùng điều độ trong vòng một tháng nếu giảm bệnh thì nghỉ một tháng rồi sau đó dùng tiếp một tháng nữa.
- Trị sốt nóng: Lấy 100 – 200g bí đao gọt vỏ, bỏ ruột, thái lát, đường phèn với liều lượng thích hợp, thêm chút nước khuấy đều, nấu thành dạng chè. Dùng 3 – 5 ngày.
Một số lưu ý cách sử dụng đường phèn
Ăn đường phèn có béo không? Nhiều nghiên cứu cho thấy, việc sử dụng có thể kích thích não tạo hormone mang lại cảm giác ngon miệng. Vì vậy, trả lời cho câu hỏi ăn đường phèn có mập không, các chuyên gia dinh dưỡng khẳng định là “CÓ”.
Trẻ sơ sinh có được uống đường phèn? Trẻ sơ sinh dùng được nhưng với một lượng vừa phải, nếu lạm dụng có thể gây nguy hiểm với một số biến chứng bất thường.
Bà bầu ăn đường phèn được không? Trong thời gian mang thai, việc ăn uống của người mẹ luôn được chú trọng, quan tâm. Việc sử dụng trong thời gian này được cho là “Không Nên”, nhưng nếu biết cách phối hợp với các loại thực phẩm thì sẽ rất tốt cho sức khỏe như món tổ yến chưng đường phèn,….
Bà bầu có nên ăn yến chưng đường phèn? Món ăn đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng cao của mẹ và bé. Lại có tác dụng thanh nhiệt, hương vị dễ ăn, chế biến không qua dầu mỡ nên cực kỳ phù hợp cho bà bầu có thai mà bị nghén hoặc chán ăn.
Ăn đường phèn có bị tiểu đường? Cũng như đường cát, việc hấp thụ quá nhiều sẽ khiến lượng máu tăng cao làm cho bệnh nhân có tiền sử bệnh tiểu đường trở nên nghiêm trọng hơn. Người có thể chất tốt cũng chỉ nên dùng 20g mỗi ngày. Vì vậy, bạn nên dùng đường dành riêng cho người tiểu đường, vị ngọt của nó vẫn đậm đà và thơm ngon.
Lời Kết
Qua bài viết trên, quý bạ đọc đã cùng TIEM1996 tìm hiểu rõ về Đường Phèn là gì? Đường Phèn làm từ gì? và những tác dụng của đường phèn đối với sức khỏe. TIEM1996 rất mong những kiến thức chia sẻ hữu ích và giúp bạn có thêm một kiến thức ẩm thực hay.
[block id=”bai-viet-lien-quan-chia-se-bi-quyet-am-thuc”]