(TIEM1996) – Đồng là gì? Đồng là khoáng chất vi lượng cần thiết cho cơ thể. Vì chúng đóng một vai trò quan trọng cho sự phát triển bình thường của cơ thể. Chúng ta cùng hiểu rõ Đồng là gì và công dụng của Đồng đối với cơ thể chúng ta như thế nào qua bài viết TIEM1996 chia sẻ sau.
Đồng là gì?
Đồng (Copper) là một khoáng chất vi lượng thiết yếu cần thiết cho sự tồn tại của cơ thể. Nó được tìm thấy trong tất cả các mô của cơ thể và đóng một vai trò trong việc tạo ra các tế bào hồng cầu và duy trì các tế bào thần kinh và hệ thống miễn dịch. Nó cũng giúp cơ thể hình thành collagen và hấp thụ sắt, đồng thời đóng 1 phần vai trò trong sản xuất năng lượng.
Có quá nhiều hoặc quá ít đồng đều ảnh hưởng đến cách hoạt động của não bộ. Hoặc thiếu hụt đồng có thể dẫn đến bệnh tim mạch và các vấn đề khác, tuy nhiên tình trạng thiếu hụt là rất hiếm, ngoại trừ một số điều kiện cụ thể, chẳng hạn như bệnh Menkes. Vì thế bạn có thể cung cấp đồng cho cơ thể từ những bữa ăn hàng ngày, nên không cần phải bổ sung thêm vì dễ dẫn đến sự mất cân bằng khoáng chất trong cơ thể.
[block id=”danh-sach-san-pham-am-thuc”]
Công dụng của Đồng đối với cơ thể
1. Cung cấp năng lượng
Đồng là một thành phần không thể thiếu của các enzym trong cơ thể, điển hình là cytochrome c oxidase đóng một vai trò quan trọng trong sản xuất năng lượng tế bào. Chúng xúc tác cho quá trình khử oxy thành nước, từ đó cung cấp gradient điện thế cho ty thể để tạo ATP, cung cấp năng lượng cho cơ thể.
2. Sức khỏe tim mạch
Hàm lượng đồng thấp có liên quan đến lượng cholesterol cao và huyết áp cao. Từ Tạp chí Tim mạch Châu Âu một nhóm các nhà nghiên cứu trong bài viết về cải thiện suy tim từ thực phẩm bổ sung có chứa đồng, đã gợi ý rằng một số bệnh nhân suy tim có thể được hưởng lợi từ việc bổ sung đồng.
3. Dẫn truyền tín hiệu thần kinh
Vào năm 2016, Giáo sư Chris Chang, một nhà hóa học thuộc Chương trình Trao đổi Sackler Sabbatical tại Berkeley, CA, đã phát minh ra và sử dụng một đầu dò huỳnh quang để theo dõi sự hiện diện và chuyển động của các nguyên tử đồng trong và ngoài tế bào thần kinh.
Nhà hóa học Chris Chang đã chỉ ra rằng sự thay đổi nồng độ của nguyên tố này tại khớp thần kinh có thể bật hoặc tắt tín hiệu giữa các tế bào thần kinh. Càng nhiều đồng vào tế bào thần kinh, càng làm giảm khả năng kích hoạt của nơ-ron, nhưng não có thể đảo ngược quá trình này bằng cách hạ thấp mức đồng để tiếp tục truyền tín hiệu của nơ-ron.
Việc quan sát và biết được những gì đồng có thể làm đối với hệ thần kinh là một bước tiến mới trong quá trình điều trị các loại bệnh hoặc rối loạn, từ bệnh thoái hóa thần kinh đến ung thư và béo phì.
4. Chức năng miễn dịch
Đồng được biết là đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển và duy trì chức năng của hệ thống miễn dịch, nhưng cơ chế hoạt động chính xác của nó vẫn chưa được biết đến. Quá ít đồng có thể dẫn đến giảm bất thường bạch cầu trung tính, tình trạng này làm tăng khả năng dễ bị nhiễm trùng.
Tác động có hại của thiếu hụt đồng đối với chức năng miễn dịch xuất hiện rõ ràng nhất ở trẻ sơ sinh. Trẻ sơ sinh mắc bệnh Menkes, một rối loạn di truyền dẫn đến thiếu đồng trầm trọng, bị nhiễm trùng nặng và thường xuyên. Các nghiên cứu cơ học gần đây ủng hộ vai trò của đồng trong phản ứng miễn dịch bẩm sinh chống lại nhiễm trùng do vi khuẩn.
[block id=”danh-sach-san-pham-am-thuc”]
5. Sản xuất collagen
Đồng đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì collagen và elastin, những chất cần thiết cho sự hình thành các mô liên kết mạnh mẽ và linh hoạt. Các nhà khoa học có giả thuyết rằng đồng có các đặc tính chống oxy hóa và cùng với các chất chống oxy hóa khác có thể giúp ngăn ngừa lão hóa da.
Nếu không có đủ đồng, làm giảm hoạt động của enzyme lysyl oxidase, một enzyme cần thiết cho sự trưởng thành của collagen – một yếu tố quan trọng trong chất nền hữu cơ của xương. Điều này có thể dẫn đến một loạt các vấn đề liên quan đến xương khớp
6. Loãng xương
Thiếu đồng nghiêm trọng có liên quan đến mật độ khoáng xương thấp hơn và nguy cơ loãng xương cao hơn. Một nghiên cứu về mối liên quan giữa khoáng vi lượng và mật độ khoáng của xương trong tình trạng mòn răng nghiêm trọng, thấy rằng những bệnh nhân có mật độ khoáng của xương cột sống thấp và mòn răng nặng có nồng độ đồng thấp hơn đáng kể.
Cần có thêm nghiên cứu về mức độ thiếu hụt đồng nhẹ có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của xương và cách bổ sung đồng có thể giúp ngăn ngừa và quản lý bệnh loãng xương.
7. Viêm khớp
Các nghiên cứu trên động vật đã chỉ ra rằng đồng có thể giúp ngăn ngừa hoặc trì hoãn chứng viêm khớp và mọi người đeo vòng tay bằng đồng cho mục đích này. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào trên người xác nhận điều này.
8. Chống oxy hóa
Đồng là một thành phần không thể thiếu của Superoxide dismutase (SOD) hoạt động như một chất chống oxy hóa bằng cách chuyển hóa các gốc tự do thành H2O2, sau đó được các chất chống oxy hóa khác khử thành nước. Các gốc tự do có thể làm hỏng tế bào và DNA, dẫn đến ung thư và các bệnh khác.
Nguyên nhân và biểu hiện khi cơ thể thiếu đồng
Những người trưởng thành nếu có chế độ ăn uống cân bằng, khoa học thì lượng đồng trong cơ thể sẽ đủ. Tuy nhiên nếu bị suy dinh dưỡng thì có khả năng cao sẽ mắc tình trạng thiếu hụt khoáng chất đồng.
Bên cạnh đó, khi người bệnh gặp các rối loạn tiêu hóa nặng sẽ làm giảm khả năng hấp thụ đồng và các khoáng chất khác. Mặt khác, khi hấp thụ kẽm, sắt kém cũng khiến lượng đồng trong cơ thể giảm.
Một số dấu hiệu cho thấy cơ thể bị thiếu đồng gồm: Cơ thể mệt mỏi, xanh xao, thiếu máu, loãng xương, viêm khớp, xương giòn, đau khớp, đau nhức cơ bắp, rụng tóc nhiều, giảm cân không rõ nguyên nhân, xuất hiện vết bầm tím, viêm da và loét, cảm và sốt,…
Một số lưu ý khi bổ sung Đồng cho cơ thể
Thực phẩm giàu chất đồng
Trong các loại rau có màu xanh đậm, khoai tây, nấm, tôm, cua hay lúa mạch là những thực phẩm giàu đồng, rất tốt cho cơ thể. Các loại sữa bột thường được nhà sản xuất bổ sung một lượng đồng, phù hợp với nhu cầu sử dụng của từng đối tượng.
Lưu ý khi bổ sung Đồng cho cơ thể
- Người bình thường có sức khỏe tốt, chế độ dinh dưỡng cân đối hàng ngày sẽ cung cấp đủ lượng đồng cần thiết cho cơ thể.
- Tuy nhiên, người cao tuổi, chế độ dinh dưỡng kém, hoặc phụ nữ mang thai sẽ cần nhiều hơn loại chất này, thì việc bổ sung sữa bột có chứa đồng là điều cần thiết.
- Nên chọn những loại sữa bột của các nhãn hàng uy tín, tránh mua phải hàng giả, kém chất lượng gây hại cho cơ thể khi sử dụng.
Lời Kết
Qua bài viết trên, các bạn đã cùng TIEM1996 tìm hiểu rõ Đồng là gì và công dụng của Đồng đối với sức khỏe con người như thế nào? TIEM1996 rất mong chia sẻ hữu ích và giúp bạn có thêm một kiến thức ẩm thực hay để áp dụng vào chế độ ăn uống lành mạnh hằng ngày tránh tình trạng thiếu hụt khoáng chất.
[block id=”bai-viet-lien-quan-chia-se-bi-quyet-am-thuc”]