Đói Bụng Có Nên Uống Sữa Không? Và Lời Khuyên Của Chuyên Gia

(TIEM1996) – Sữa, sữa tươi là loại đồ uống có chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, rất tốt cho sức khỏe và sự phát triển của cơ thể con người. Tuy nhiên, có vấn đề đặt ra là đói bụng có nên uống sữa không? là vấn đề rất được quan tâm và chúng ta lắng nghe lời khuyên của chuyên gia qua bài viết sau của TIEM1996 nhé.

Từ lâu con người chúng ta đã sử dụng sữa và các sản phẩm từ sữa như một loại đồ uống, thực phẩm dinh dưỡng hằng ngày trong các gia đình. Và chúng ta cũng đều biết rằng sữa là một loại thức uống thơm ngon và rất giàu dinh dưỡng. Tất cả mọi người từ trẻ em đến người già nên uống một cốc sữa mỗi ngày để cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.

doi-bung-co-nen-uong-sua

Đói bụng có nên uống sữa

Chúng ta phải thừa nhận sữa rất tốt cho sức khỏe. Tuy vậy, bạn đã bao giờ đặt những câu hỏi như: Đói bụng có nên uống sữa? Uống sữa vào lúc nào là phù hợp nhất? Qua vài viết sau, bạn hãy cùng TIEM1996 tìm hiểu và trả lời thấu đáo cho các câu hỏi này nhé

stek-tiem1996-icon-number Lợi ích của Sữa đối với sức khỏe

Hàm lượng dĩnh dưỡng có trong sữa

Sữa là một loại thức uống, thực phẩm bổ sung và được sử dụng rất phổ biến trên thế giới. Sữa cung cấp nhiều dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của cơ thể như: Cơ bắp, thần kinh, xương, răng, da… Hàm lượng dưỡng chất có trong sữa bò (244gram) như sau:

  • Chất đạm: 8g
  • Chất Béo: 8g
  • Calo: 146 Kcal
  • Vitamin D: 24% RDA
  • Vitamin B12: 18% RDA
  • Caxi: 28% RDA
  • Riboflavin (B2): 26% RDA
  • Photpho: 22% RDA
  • Kali: 10% RDA
  • Selen: 13% RDA

(RDA – Recommended Dietary Allowances: Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị.)

Lợi ích của sữa với sức khỏe

Cung cấp năng lượng, phát triển cơ bắp: Protein trong sữa có khả năng hỗ trợ quá trình phát triển cơ bắp, đồng thời giúp ngăn ngừa tình trạng đau cơ khi vận động. Ngoài ra, trong sữa tươi có chứa photpho có tác dụng kích thích trao đổi chất để cơ thể hấp thụ đầy đủ chất dinh dưỡng từ các loại thực phẩm bổ sung hằng ngày.

doi-bung-co-nen-uong-sua

Hỗ trợ sự phát triển hệ xương: Sữa có chứa vitamin D và canxi dồi dào giúp xương chắc khỏe phát trẻ ở trẻ em; giảm thiểu nguy cơ loãng xương ở người già. Ngoài ra, trong 244 gram sữa có tới 28% RDA còn giúp phòng tránh được các bệnh lý về răng như viêm chân răng, sâu răng; thúc đẩy quá trình phát triển răng chắc khỏe.

[block id=”danh-sach-san-pham-am-thuc”]

Giảm mệt mỏi, căng thẳng: Đối với những người làm việc mệt mỏi, căng thẳng suốt ngày dài thì một ly sữa sẽ giúp cải thiện tình trạng này đáng kể. Tryptophan trong sữa là thành phần quan trọng để sản xuất chất dẫn truyền thần kinh serotonin có công dụng giải tỏa căng thẳng. Vì vậy, uống sữa sẽ giúp bảo vệ hệ thần kinh, cung cấp năng lượng giúp tâm trạng vui vẻ hơn.

Giúp ngủ ngon hơn: Trước khi đi ngủ, uống một ly sữa sẽ giúp nâng cao chất lượng giấc ngủ, cải thiện tình trạng mất ngủ, khó ngủ hiệu quả. Axit amin Tryptophan của sữa tạo ra các chất melatonin và serotonin có khả năng kích thích giấc ngủ giúp ngủ ngon hơn.

stek-tiem1996-icon-number Khi đói bụng có nên uống sữa

Tại sao không nên uống sữa khi đói?

Khi đói bụng có nên uống sữa không? Đã có những thời điểm có nhiều tranh cãi về vấn đề này. Nhưng theo một số nghiên cứu và theo các chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu khuyến nghị cho cho câu trả lời là: không nên uống sữa khi đói. Tại sao không nên uống sữa khi đói, bởi các nguyên nhân sau:

doi-bung-co-nen-uong-sua

Uống sữa khi đói bụng sẽ gây ra triệu chứng không dung nạp lactose. Nên sẽ gây ra tình trạng đau bụng, tiêu chảy, chướng bụng. Để cải thiện tình hình này, khi đói bụng uống sữa bạn phải ăn kèm với các thực phẩm khác như: bánh mì, bánh quy, bánh gạo…

Khi protein của sữa đi vào dạ dày sẽ được phân giải thành các axit amin để cơ thể hấp thụ dễ dàng. Tuy nhiên, khi dạ dày còn rỗng quá trình phân giải protein thành acid amin không thực hiện được. Lúc này lượng protein cung cấp vào cơ thể sẽ không thể hấp thụ và bị đẩy vào đại tràng chuyển hóa thành hợp chất độc hại.

Ngoài ra, sữa có chứa nhiều vitamin và khoáng chất giúp trấn an tinh thần. Nên uống lúc đói sẽ gây ra tình trạng mệt mỏi và buồn ngủ. Lúc đói dạ dày co bóp mạnh, sữa sẽ bị đẩy xuống ruột do chưa tiêu hóa hết gây rối loạn tiêu hóa.

[block id=”danh-sach-san-pham-am-thuc”]

Như vậy, việc uống sữa lúc đói thành thói quen lâu ngày sẽ ảnh hưởng rất lớn tới hệ tiêu hóa, đặc biệt là trẻ em. Hơn nữa, việc này sẽ làm sữa chuyển hóa và hấp thụ các chất độc hại vào cơ thể, về lâu dài sẽ rất có hại cho sức khỏe

Uống sữa vào sáng sớm được không?

Việc ăn sáng no và đầy đủ dưỡng chất là điều cần thiết và rất tốt cho sức khỏe về lâu dài, cũng là điều rất tốt để có năng lượng cho một ngày làm việc. Nên việc sử dụng bổ sung sữa vào buổi sáng là rất tốt. Bạn có thể bổ sung 1 ly sữa sau bữa ăn sáng để đầy đủ năng lượng hơn. Bạn cũng có thể sử dụng sữa cùng với ngũ cốc. Như vậy sẽ tạo cảm giác no trong vài tiếng đồng hồ và cung cấp đầy đủ năng lượng. Đặc biệt, nó sẽ giúp giảm lượng đường trong máu sau khi ăn.

doi-bung-co-nen-uong-sua

Tuy nhiên, có một số trường hợp sau không nên dùng sữa vào buổi sáng, cần đặc biệt lưu ý để tránh ảnh hưởng rất xấu đến sức khỏe:

  • Người bị trào ngược dạ dày thực quản: Sữa là thực phẩm giàu chất béo, khi người bệnh ăn vào, cơ vòng thực quản dưới sẽ bị co bóp. Chính vì thế, người bệnh trào ngược dạ dày uống sữa thường xuyên vào buổi sáng có thể làm tình trạng trào ngược dịch ruột hoặc dịch dạ dày trầm trọng hơn.
  • Người mắc bệnh viêm đường tiêu hóa: đối với người bị viêm đường tiêu hóa, sữa có thể làm giảm nhẹ tác hại của acid dịch vị. Tuy nhiên, việc dùng sữa vào buổi sáng khi bụng đang rỗng có thể làm tăng tiết dịch dạ dày, từ đó khiến các triệu chứng viêm nhiễm đường tiêu hóa ngày càng nặng hơn.
  • Người mắc viêm tuyến tụy và viêm túi mật: Dịch tụy và dịch mật đóng vai trò quan trọng trong quá trình tiêu hóa chất béo từ sữa. Do đó, nếu uống sữa buổi sáng, tình trạng viêm tuyến tụy và viêm túi mật sẽ trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Người vừa phẫu thuật vùng bụng: Bệnh nhân sau phẫu thuật tại vùng bụng sẽ gặp tình trạng khó chịu, đầy hơi. Casein và chất béo trong sữa chua kết hợp với men tiêu hóa của đường ruột tạo thành thể khí gây cảm giác chướng bụng kéo dài.
  • Người thiếu máu: Để cơ thể tiêu hóa dễ dàng hơn, sắt trong các thực phẩm sẽ bị biến đổi. Khi uống sữa vào buổi sáng, canxi và photpho của sữa kết hợp với sắt đã biến đổi tạo nên hợp chất khó hòa tan, ngăn chặn cơ thể hấp thu sắt. Người thiếu máu lại đang cần bổ sung sắt cho cơ thể mau chóng hồi phục. Do đó, nên tránh uống sữa vào buổi sáng để tránh làm bệnh chuyển biến nặng.

Có nên uống sữa vào tối khuya?

Vào ban đêm, trước khi đi ngủ hãy uống một ly sữa ấm bạn nhé. Điều này rất tốt, bởi vì nó sẽ giúp bạn chìm vào giấc ngủ nhanh hơn, ngủ sâu giấc hơn. Trong sữa có chứa thành phần melatonin và tryptophan hỗ trợ điều trị chứng rối loạn giấc ngủ, làm giảm các triệu chứng trầm cảm và lo âu xuất hiện trước khi đi ngủ nên giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ của bạn.

Ngoài ra, trong thành phần của sữa có chứa vitamin A, vitamin B12 và collagen,… giúp cải thiện độ đàn hồi của da, tái tạo tế bào mới, phòng chống các bệnh ngoài da, phòng ngừa lão hóa da, nuôi dưỡng da mịn màng.

Uống sữa sau khi tập luyện?

Sau khi tập luyện, chơi thể thao thì cơ thể rất cần bù năng lượng. Trong sữa có hàm lượng protein cao sẽ có công dụng tạo cơ bắp và giảm cân hiệu quả. Sau khi tập luyện, uống một cốc sữa còn giúp cơ bắp săn chắc, giúp cơ thể khỏe mạnh hơn. Thời điểm thích hợp nhất để uống sữa là sau khi tập thể dục để phát huy công dụng phát triển cơ bắp và giảm cân.

doi-bung-co-nen-uong-sua

Như vậy, sữa có thể uống vào bất cứ thời gian nào trong ngày. Tuy nhiên, bạn hãy lưu ý những thời điểm và uống sữa đúng cách nêu trên để tốt hơn cho sức khỏe. Và theo khuyến nghị mỗi người chỉ cần uống 235ml sữa mỗi ngày là vừa đủ cho cơ thể.

Vậy là, qua các mục trên chúng ta đã tìm hiểu và trả lời thấu đáo cho câu hỏi: Tại sao không nên uống sữa khi đói? Cũng như những thời điểm uống sữa tốt nhất. Và sau đây chúng ta tiếp tục tìm hiểu một số lưu ý để sử dụng và uống sữa đúng cách nhé

stek-tiem1996-icon-number Uống sữa đúng cách

Không nên: Đun sôi sữa để uống

Việc đun sôi sữa trước khi sử dụng làm chuyển hóa thành phần lactose có chứa trong sữa thành các chất độc có hại cho sức khỏe, có thể gây ung thư. Ngoài ra, việc đun sôi sữa gây nên hiện tượng lắng đọng phosphate gây cản trở quá trình tiêu hóa. Hầu hết sữa được cấp phép phân phối trên thị trường đều đã được tiệt khuẩn an toàn nên có thể dùng trực tiếp. Nên tuyệt đối không nên đun sôi sữa trước khi sử dụng sữa bạn nhé.

Không nên: Uống sữa lẫn thuốc

Một số người có thói quen rất sai lầm là uống sữa cùng với thuốc để giảm vị đắng của thuốc hoặc uống thuốc xong uống sữa. Đây là thói quen rất có hại cho sức khỏe, vì trong thuốc và sữa sẽ có những thành phần sẽ phản ứng với nhau dẫn đến sinh ra các chất có hại cho sức khỏe. Bạn không nên làm điều này cho bản thân đặc biệt là trẻ nhỏ nhé.

Không nên: Dùng sữa cùng hoa quả

Khi uống sữa, không ít người kết hợp với các loại trái cây như cam, dâu, xoài, chanh với mong muốn làm đẹp da và hỗ trợ giảm cân. Tuy nhiên, trái cây đặc tính nhiệt trong khi sữa lại lạnh. Dùng sữa với hoa quả cùng lúc sẽ khiến sữa kết tủa làm hệ vi sinh đường ruột mất cân bằng. Do đó, các triệu chứng khó chịu như: tiêu chảy, đau bụng, dị ứng, cảm lạnh sẽ xuất hiện. Để an toàn cho cơ thể, bạn có thể thay thế bằng bơ, táo, đu đủ, đào lê, chuối.

Lời Kết

TIEM1996 Hy vọng thông qua bài viết này, bạn đọc đã giải đáp được câu hỏi đói bụng có nên uống sữa không? tại sao không nên uống sữa lúc đói? cũng như chỉ ra thời điềm nào là thích hợp nhất và uống sữa đúng cách. TIEM1996 rất mong được đồng hành cùng các bạn để chúng ta có một sức khỏe và cuộc sống tốt đẹp hơn.

[block id=”bai-viet-lien-quan-am-thuc”]