Chất Kẽm là gì? Chất Kẽm có tác dụng gì đối với cơ thể?

(TIEM1996) – Kẽm là gì? Kẽm là loại khoáng chất vi lượng không thể thiếu cho sự phát triển của cơ thể con người. Kẽm đóng vai trò tổng hợp protein bằng cơ chế tạo enzyme, bổ sung kẽm là cách thúc đẩy sự phát triển của xương, cơ bắp và trí não. Qua bài viết sau, TIEM1996 chia sẻ chi tiết Kẽm là gì? Kẽm có tác dụng gì và Kẽm có trong thực phẩm nào cần biết để bổ sung, các bạn cùng tham khảo.

kem-la-gi

Kẽm là gì?

Kẽm là một khoáng chất có vai trò rất quan trọng và rất cần thiết với cơ thể. Kẽm có rất nhiều tác dụng với sức khỏe mà nhiều người có thể chưa biết. Chúng ta cùng tìm hiểu Kẽm là gì? Kẽm có tác dụng gì đối với cơ thể qua bài viết sau của TIEM1996 chia sẻ nhé.

stek-tiem1996-icon-number Kẽm là gì?

Kẽm có tên khoa học là Zinc (Zn). Kẽm là gì? Kẽm là khoáng chất vi lượng quan trọng, là thành phần không thể thiếu đối với cơ thể. Trong cơ thể kẽm chỉ chiếm khoảng 2-3g và phân bố không đều ở các bộ phận, nhiều nhất ở xương, tóc, thận, gan,…

kem-la-gi

Kẽm là gì?

Kẽm có vòng đời sinh học và tồn tại trong các cơ quan nội tạng ngắn, chỉ khoảng 12.5 ngày và có đặc tính không thể dự trữ. Do đó, nếu chế độ dinh dưỡng của bạn không cung cấp đủ kẽm có thể khiến cơ thể bị thiếu hụt kẽm. Người bị thiếu kẽm thường cảm thấy mệt mỏi, dễ bị nhiễm trùng, dễ mắc các bệnh, ăn không ngon miệng,…

Kẽm củng cố hệ thống miễn dịch nên những người thiếu kẽm thường dễ bị bệnh như cảm, tiêu chảy,… Ngoài ra kẽm còn tham gia vào hoạt động của enzym, phân chia tế bào và phát triển cơ thể nhất là với trẻ nhỏ, điều hoà vị giác, tạo cảm giác ngon miệng.

[block id=”danh-sach-san-pham-am-thuc”]

stek-tiem1996-icon-number Kẽm có tác dụng gì đối với cơ thể?

Ở mục trên, chúng ta đã tìm hiểu rõ Kẽm là gì? Kẽm đóng vai trò rất quan trọng đối với cơ thể con người chúng ta, nên việc bổ sung Kẽm cho cơ thể là rất cần thiết. Ở mục này, chúng ta cùng tìm hiểu Kẽm có tác dụng gì đối với cơ thể chúng ta, cụ thể như sau:

kem-co-tac-dung-gi

1. Tăng cảm giác ngon miệng

Kẽm có khả năng kích thích thèm ăn, tăng cảm giác ngon miệng, vì vậy, đây là dương chất rất quan trọng đối với trẻ em. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc bổ sung kẽm giúp cải thiện chiều cao và cân nặng cho trẻ đang bị biếng ăn, suy dinh dưỡng. Bên cạnh đó, những nghiên cứu cũng cho thấy có mối liên quan mật thiết giữa việc thiếu kẽm và tình trạng biếng ăn, còi xương suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ.

kem-co-tac-dung-gi

2. Kẽm có chức năng chống oxy hóa

Kẽm có thể hoạt động như một chất chống oxy hóa, bảo vệ cơ thể tránh khỏi sự tấn công của các gốc tự do. Nhờ vậy, bổ sung kẽm giúp hạn chế những tổn thương do nhiễm khuẩn, nhiễm độc gây ra, giúp làm lành vết thương nhanh hơn, làm chậm quá trình lão hóa da.

kem-co-tac-dung-gi

3. Kẽm có tác dụng gì với hệ miễn dịch

Kẽm là khoáng chất cần thiết với hoạt động của hệ miễn dịch. Vì kẽm kích thích sự phát triển của các tế bào miễn dịch lympho B và lympho T, từ đó, xây dựng hàng rào miễn dịch vững chắc, bảo vệ cơ thể trước những yếu tố gây bệnh.

kem-co-tac-dung-gi

4. Giúp phát triển xương

Bên cạnh canxi, kẽm cũng là dưỡng chất quan trọng góp phần cấu tạo nên khung xương của cơ thể. Kẽm rất cần thiết cho sự phát triển của xương, giúp cho xương trở nên chắc khỏe hơn. Vì vậy, bên cạnh việc bổ sung Canxi, mọi người cần bổ sung kẽm để hỗ trợ xương phát triển toàn diện, khỏe mạnh hơn.

kem-co-tac-dung-gi

5. Giúp phát triển não bộ

Theo một số nghiên cứu, trung tâm não bộ có chứa một lượng lớn kẽm, vì vậy, kẽm được coi là khoáng chất cần thiết cho sự phát triển của não bộ ở trẻ em. Còn đối với người lớn, kẽm có vai trò giúp tăng cường chức năng cho não bộ, tăng khả năng tập trung và hồi phục sau chấn thương.

kem-co-tac-dung-gi

6. Kẽm có tác dụng gì với hệ nội tiết

Kẽm có vai trò điều hòa hoạt động của các tuyến nội tiết như: tuyến yên, tuyến sinh dục, tuyến thượng thận,… Vì vậy, kẽm có tác động đến quá trình sản sinh các hormone trong cơ thể. Ở nam giới, kẽm có trong tuyến tiền liệt, giúp điều hòa và phát triển các đặc tính sinh dục nam. Còn ở nữ giới, kẽm có vai trò điều hòa kinh nguyệt, duy trì làn da khỏe đẹp.

7. Kẽm có tác dụng gì với sự phát triển của thai nhi

Phụ nữ mang thai cần chú ý bổ sung đủ kẽm để hỗ trợ thai nhi phát triển tốt. Bởi vì kẽm là dưỡng chất cần thiết cho sự tổng hợp các chất trong cơ thể, là thành phần cấu tạo nên hơn 80 loại enzyme, cần thiết để tổng hợp ADN và ARN. Do đó, kẽm rất cần thiết giúp thúc đẩy thai nhi phát triển tốt cả về thể chất và trí tuệ.

kem-co-tac-dung-gi

8. Tham gia vào quá trình chuyển hóa và hấp thu dưỡng chất

Kẽm tham gia vào quá trình chuyển hóa và hấp thu dưỡng chất trong cơ thể cùng với nhiều loại enzym khác trong cơ thể. Bên cạnh đó, kẽm còn có tác dụng làm giảm độc tính của nhiều kim loại nặng như: Asen, Cadimi,… từ đó, góp phần bảo vệ và hạn chế gây độc cho cơ thể.

[block id=”danh-sach-san-pham-am-thuc”]

stek-tiem1996-icon-number Kẽm có trong thực phẩm nào?

Như chúng ta đã tìm hiểu ở 2 mục trên, Kẽm có tác dụng rất quan trọng đối với cơ thể và việc thường xuyên bổ sung kẽm cho cơ thể là rất quan trọng. Có 2 cách đơn giản để có thể bổ sung kẽm cho cơ thể đó chính là uống viên kẽm và bổ sung các thực phẩm giàu kẽm vào khẩu phần ăn của mình. Do vậy bạn cần biết kẽm có trong thực phẩm nào? cu thể như sau:

kem-co-trong-thuc-pham-nao

  • Hải sản được cho là nguồn kẽm dồi dào nhất đặc biệt là hàu, cua và tôm. Ngoài ra một số loài cá khác giàu kẽm như cá hồi, cá bơn…
  • Đối với thịt thì bạn nên ưu tiên dùng thịt đỏ như thịt bò, thịt cừu để dùng nhé.
  • Các loại rau củ chứa nhiều kẽm có thể kể đến như: nấm, rau bi na, đậu nành, đậu Hà Lan. Ngoài ra một số loại hạt như điều, hạnh nhân, đậu phộng, hạt óc chó cũng là nguồn kẽm tuyệt vời.
  • Trẻ em nhất là trẻ sơ sinh, biếng ăn, thấp còi có thể dùng sữa bột và phụ nữ mang thai có thể dùng sữa bầu để bổ sung kẽm nhé.

stek-tiem1996-icon-number Những biểu hiện thiếu Kẽm và giải pháp ngăn ngừa thiếu kẽm

Những dấu hiệu khi thiếu Kẽm

kem-la-gi

  • Triệu chứng thiếu kẽm: Ăn không ngon, thiếu chất suy dinh dưỡng, vết thương lâu lành, rụng tóc, tiêu chảy,…
  • Triệu chứng thiếu kẽm nặng: Đối với trẻ nhỏ sẽ có dấu hiệu chậm lớn, cơ quan sinh dục chậm phát triển. Đối với người lớn sẽ bị tổn thương ở vùng mắt, sinh lý yếu, mê man không tỉnh.
  • Triệu chứng thừa kẽm: Có cảm giác như trong miệng chứa kim loại, tiêu chảy, buồn nôn, đắng miệng,…

Giải pháp ngăn ngừa thiếu Kẽm cho trẻ nhỏ

  • Khuyến khích chế độ ăn đa dạng thực phẩm trong bữa ăn của trẻ, sử dụng thực phẩm giàu kém, thay đổi thói quen ăn uống có lợi cho việc hấp thụ kẽm
  • Nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng và tiếp tục cho trẻ bú đến 24 tháng
  • Dự phòng điều trị các bệnh liên quan đến thiếu kẽm
  • Tăng khả năng hấp thụ kẽm nhờ tăng cường thực phẩm có nhiều vitamin C như rau xanh, hoa quả, cách chế biến như nảy mầm giá đỗ, lên men dưa chua làm tăng cường hàm lượng vitamin C, giảm axit phytic trong thực phẩm do vậy làm tăng hấp thu sắt/ kẽm từ khẩu phần.

kem-la-gi

  • Sử dụng các thực phẩm giàu kẽm như thức ăn từ động vật như cua bể, thịt bò, tôm, thịt, cá…
  • Sử dụng thực phẩm bổ sung kẽm tại cộng đồng như hạt nêm bổ sung kẽm, bánh quy bổ sung kẽm, bột mì bổ sung kẽm, mì tôm bổ sung kẽm, bột dinh dưỡng, sữa, cốm bổ sung kẽm…) trong bữa ăn hàng ngày của trẻ
  • Nên bổ sung kẽm cho trẻ biếng ăn chậm lớn, phụ nữ có thai, cho con bú. Bổ sung các thuốc chứa kẽm (gluconat kẽm hay sulfat kẽm); uống sau ăn 30 phút; thời gian bổ sung là 2-3 tháng theo chỉ định của bác sĩ
  • Chữa các bệnh gây thiếu kẽm ở trẻ trước khi bổ sung như bệnh rối loạn tiêu hóa

kem-la-gi

  • Khi bổ sung kẽm nên bổ sung thêm vitamin A, B6, C và photpho vì chúng làm tăng sự hấp thu kẽm
  • Nên dùng cả sắt và kẽm, dùng kẽm trước, sắt sau vì sắt cản trở sự hấp thụ kẽm
  • Tránh bổ sung dư thừa gây giảm khả năng miễn dịch
  • Tiêm chủng đúng lịch cho bé phòng ngừa các bệnh nhiễm khuẩn như sởi, bạch hầu, ho gà, uốn ván, lao, bại liệt, viêm gan B, viêm não nhật bản B
  • Tẩy giun định kỳ cho trẻ từ 2 tuổi trở lên, 6 tháng một lần.

Lời Kết

Qua bài viết trên, các bạn đã cùng TIEM1996 tìm hiểu rõ Kẽm là gì? Kẽm có tác dụng gì đối với sức khỏe và Kẽm có trong thực phẩm nào? TIEM1996 rất mong chia sẻ hữu ích và giúp bạn có thêm một kiến thức ẩm thực hay để bổ sung vào chế độ ăn uống lành mạnh hằng ngày của gia đình.

[block id=”bai-viet-lien-quan-chia-se-bi-quyet-am-thuc”]