Calo là gì? Cách tính Calo để kiểm soát lượng Calo nạp vào cơ thể

(TIEM1996) – Calo là gì? Calo là một khái niệm mà nhiều người muốn cải thiện cân nặng rất quan tâm. Cũng như hiểu rõ cách tính calo trong thức ăn nạp vào cơ thể đúng cách sẽ là “chìa khóa vàng” quyết định kế hoạch cải thiện vóc dáng theo ý muốn. Vậy Calo là gì? cách tính calo như thế nào đúng cách? Các bạn cùng TIEM1996 tham khảo qua bài viết sau nhé.

calo-la-gi

stek-tiem1996-icon-number Calo là gì?

Calo là tên gọi “Việt hóa” của CaloriesKcal, cả 3 cách gọi trên đều là tên chung cho một loại đơn vị dùng để đo lường mức năng lượng chứa trong thực phẩm hoặc mức năng lượng bị cơ thể tiêu hao thông qua các hoạt động thể chất hàng ngày.

calo-la-gi

Điểm khác biệt lớn nhất ở chúng là từ Calo được dùng nhiều trong thuật ngữ tại Việt Nam ( Được hiểu như là năng lượng trong dinh dưỡng), Calories được dùng nhiều tại Mỹ, còn tại Anh thì dùng Kcal. Trong vật lý và hóa học thì các nhà khoa học đã quy ước như sau:

  • 1 Kcal = 4200 J (Jun)
  • 1 Kcal = 1000 calories (chữ “c” viết thường)
  • 1 Kcal = 1 Calorie (chữ “C” viết hoa)

Tuy nhiên, trong cuộc sống thường nhật, để người dùng phổ thông không bị “đánh đố”, nhầm lẫn khi phải phân biệt giữa chữ “c” viết thường và chữ “C” viết hoa trong các đơn vị đo năng lượng, người ta đã quy ước: 1 Kcal = 1 calo trong dinh dưỡng (không phân biệt “C” hay “c”)

calo-la-gi

Như vậy, khi nói 1 gam protein (chất đạm) có thể cung cấp cho bạn 4 calo, điều đó có nghĩa là 1 gam đạm chứa 4 Kcal – tương đương với 16800J năng lượng.

Ngoài 3 thuật ngữ đã được giải thích bên trên thì bạn cũng cần phải chú ý đến một thuật ngữ mới thường được dùng rất nhiều trong dinh dưỡng đó là khái niệm “Calo rỗng”, dùng để chỉ những thực phẩm và đồ uống có chứa rất nhiều calo nhưng lại chứa rất ít hoặc thậm chí không chứa chút giá trị dinh dưỡng nào, chẳng hạn như nước ngọt, nước giải khát có gas, bánh kẹo, quà vặt,…

calo-la-gi

Mỗi loại thực phẩm khác nhau sẽ chứa một hàm lượng calo khác nhau. Và qua mục này, chúng ta đã hiểu rõ khái niệm Calo là gì? Để hiểu rõ hơn vai trò của Calo và vì sao Calo lại có thể quyết định đến sự thành bại của bạn trong “cuộc chiến” kiểm soát cân nặng, chúng ta cùng nhau tìm hiểu các mục bên dưới nhé.

[block id=”danh-sach-san-pham-am-thuc”]

stek-tiem1996-icon-number Vai trò của Calories

1. Duy trì sự sống

Từ 65 – 75% lượng calories nạp vào cơ thể mỗi ngày là dùng để duy trì sự sống. Hoạt động này bao gồm việc duy trì nhịp đập của tim, phản xạ hít thở, điều chỉnh hệ thống nội tiết tố, vận hành quá trình đồng hóa – dị hóa và sửa chữa tế bào,…

vai-tro-cua-calo

2. Tiêu hóa thức ăn

Từ 5 – 10% lượng calories nạp vào cơ thể mỗi ngày là dùng để tiêu hóa thực phẩm. Đây cũng chính là lý do hệ tiêu hóa của con người thường được ví von như một “bộ não thứ hai” bởi chúng có thể tự vận hành một cách thông minh nhờ các tín hiệu hóa học mà không cần sự “chỉ đạo” từ hệ thần kinh trung ương.

vai-tro-cua-calo

3. Hoạt động thể chất

Từ 15 – 30% lượng calories nạp vào cơ thể mỗi ngày là dùng để hoạt động thể chất. Quá trình này bao gồm những hoạt động lặp đi lặp lại như suy nghĩ, lao động ngẫu nhiên (đi bộ, giặt giũ, làm việc nhà, chơi với thú cưng, vệ sinh cá nhân,…) hoặc vận động theo kế hoạch (chạy bộ, tập yoga, chơi thể thao,…).

vai-tro-cua-calo

stek-tiem1996-icon-number Tầm quan trọng của sự cân bằng Calo

1. Tác hại của thừa calo

Khi cơ thể hấp thụ quá nhiều calo, lượng calo dư thừa sẽ được chuyển đổi thành mỡ và tích tụ dần trong cơ thể, gây ra tình trạng thừa cân và béo phì. Ở nam giới, mỡ thừa thường có xu hướng tích ở vùng mặt, cằm, cổ, ngực, bụng. Trong khi đó, ở nữ giới, mỡ có xu hướng tích tụ vào vùng bắp tay, bụng dưới, bắp đùi và mông.

cach-tinh-calo

Lượng mỡ thừa tăng cao sẽ dần gia tăng thể tích và “xâm lấn” vào nội tạng, khiến bạn có nguy cơ cao mắc bệnh gan nhiễm mỡ, máu nhiễm mỡ,…và một loại các bệnh khác như đái tháo đường, tim mạch, suy hô hấp, cao huyết áp, đột quỵ,…hay thậm chí gây ung thư.

Ngoài ra, ăn thừa calo trong thời gian dài cũng có thể làm giảm sức đề kháng của cơ thể, dễ bị nhiễm trùng, nhiễm khuẩn nên thường xuyên bị bệnh vặt hoặc thường xuyên bị đau nhức cơ – xương – khớp.

2. Tác hại của thiếu calo

Ăn thiếu calo có thể khiến bạn sụt cân. Việc ăn uống kiêng khem “vô tội vạ” thì cơ thể có thể bị “xói mòn” từ sâu bên trong do thiếu vitamin và khoáng chất.

Khi ăn thiếu calo quá nhiều, cơ thể sẽ bắt đầu tiết kiệm năng lượng bằng cách cắt giảm chức năng hoạt động của một số cơ quan, gây ra tình trạng mệt mỏi, suy nhược và mất tập trung.

cach-tinh-calo

Khi ăn thiếu calo trong thời gian dài, tác hại lớn nhất mà bạn có nguy đối mặt là tình trạng suy dinh dưỡng thể nhẹ cân, khiến trí nhớ suy giảm, trí lực sa sút, hệ miễn dịch suy yếu, cơ bắp tiêu biến nên hoạt động thể chất kém,…khiến bạn vô tình là đối tượng “lý tưởng” cho nhiều mầm bệnh tấn công và đe dọa đến tính mạng.

[block id=”danh-sach-san-pham-am-thuc”]

stek-tiem1996-icon-number Cách tính calo cần nạp vào cơ thể mỗi ngày

Bạn cần phải biết cách tính Calo cần nạp vào cơ thể mỗi ngày để có chế độ ăn uống đúng cách và nạp năng lượng vào cơ thể một cách cân bằng nhất vừa tốt cho sức khỏe và có vóc dáng đẹp. Sau đây, TIEM1996 chia sẻ 2 cách tính calo cần nạp vào cơ thể mỗi ngày, cùng tìm hiểu và áp dụng ngay nhé.

1. Công thức BMR – Tỷ lệ trao đổi chất cơ bản

BMR là chỉ số thể hiện mức năng lượng tối thiểu để duy trì hoạt động trao đổi chất cơ bản bên trong cơ thể người. Nói cách khác, chỉ số này sẽ giúp bạn biết được lượng calo mà cơ thể cần để duy trì sự sống mỗi ngày.

cach-tinh-calo

BMR là viết tắt của Basal Metabolic Rate – đại diện cho mức năng lượng tối thiểu để duy trì sự sống của bạn. Thông thường, chỉ số BMR sẽ phụ thuộc vào giới tính, độ tuổi, chiều cao và cân nặng mà không phụ thuộc vào tần suất và mức độ vận động thể chất của mỗi người.

Chỉ số BMR càng cao tức là cơ thể tiêu thụ càng nhiều calo. Ngoài ra, chỉ số BMR cũng giúp bạn xác định được lượng calo cần thiết để phục vụ cho quá trình tăng cân hoặc giảm cân. Có nhiều cách để tính BMR, cách tính thông dụng nhất như sau:

Công thức tính BMR
Đối với nam giớiBMR = (13.397 x N) + (4.799 x C) – (5.677 x T) + 88.362
Đối với nữ giớiBMR = (9.247 x N) + (3.098 x C) – (4.33 x T) + 447.593
Trong đó:

  • N là cân nặng tính theo kilogam(kg);
  • C là chiều cao tính theo centimet (cm);
  • T là độ tuổi.

Ví dụ: Nếu bạn là nữ, nặng 65kg, cao 1.55m, 26 tuổi, thì bạn sẽ có chỉ số:

BMR = (9.247 x 65) + (3.098 x 155) – (4.33 x 26) + 447.593 = 1 416.258

Điều này cũng có nghĩa là cơ thể bạn mỗi ngày cần ít nhất 1.416 calo để cơ thể duy trì hoạt động sống ở mức bình thường. Chỉ số này chưa bao gồm các hoạt động hằng ngày khác như đi học, làm việc, chơi thể thao, lao động… Nếu bạn muốn tăng hoặc giảm cân thì có thể linh hoạt tăng hoặc giảm lượng calo trên để thiết kế khẩu phần ăn là được.

Nếu bạn quan tâm, có thể tham khảo và sử dụng công cụ tính Calo theo công thức BMR online tại đây: Công cụ tính BMR online

2. Công thức TDEE – Cách tính lượng Calo cần nạp

TDEE là chỉ số cho biết tổng lượng calo mà cơ thể tiêu hao mỗi ngày. Hiểu cách khác, TDEE chính là mức calo cần thiết mà bạn cần ăn trong 1 ngày để giữ nguyên cân nặng. TDEE là viết tắt của Total Daily Energy Expenditure (Tổng năng lượng tiêu hao mỗi ngày) và đã bao gồm chỉ số BMR.

cach-tinh-calo

Khác với BMR, chỉ số TDEE đã tính luôn cả mức năng lượng mà bạn cần để tiêu hóa, học tập, sinh hoạt, vui chơi, tập luyện thể thao,…Do đó, với cùng 1 cá nhân, chỉ số TDEE thường có xu hướng lớn hơn BMR từ 15 – 30%. Thông thường những người có mức độ hoạt động thể chất cao thì chỉ số TDEE sẽ cao và ngược lại.

Để tính được chỉ số TDEE, bạn cần biết được chỉ số BMR và hệ số vận động R. Trong đó, hệ số vận động R được quy định như sau:

  • Người hạn chế vận động: Thường là người lớn tuổi hoặc người làm việc văn phòng, hệ số R là 1.2.
  • Vận động ít: Tập từ 1-3 lần/tuần thì hệ số R tương đương với 1.375.
  • Vận động vừa: Luyện tập thể thao từ 3 – 5 lần / tuần thì hệ số R là 1.55.
  • Vận động nhiều: Di chuyển thường xuyên, vận động thường xuyên, tập luyện thể thao từ 6 – 7 lần / tuần, hệ số R là 1.725.
  • Vận động cường độ cao: Vận động viên hoặc người lao động phổ thông tập luyện thể dục thể thao 2 lần / ngày thì hệ số R là 1.9.

Từ đó ta có công thức tính chỉ số TDEE là:

TDEE = BMR x R.

Ví dụ: Bạn nam 26 tuổi cao 1m75, nặng 65kg và tập luyện 3 – 5 lần/ tuần thì cách tính TDEE như sau:

Bước 1: Tính BMR:

BMR = (13,397 x 65) + (4,799 x 175) – (5,677 x 26) + 88,362 = 1651.390 calo

Bước 2: Tính TDEE:

TDEE = BMR x R = 1651.390 x 1.55 = 2 477.085 calo

Vậy, mỗi ngày bạn nam này cần cung cấp ít nhất 2477 calo để cơ thể duy trì cân nặng. Còn nếu muốn tăng hoặc giảm cân thì bạn nam này cần linh hoạt tăng hoặc giảm mức TDEE lên / xuống từ 500 – 1000 calo là được.

Nếu bạn quan tâm, có thể tham khảo và sử dụng công cụ tính Calo theo công thức TDEE online tại đây: Công cụ tính TDEE online

3. Bảng lượng calo trung bình cần nạp vào cơ thể hàng ngày

Theo hướng dẫn Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam của Bộ Y tế, dưới đây là bảng tổng hợp lượng calo trung bình bạn cần nạp vào cơ thể hàng ngày.

Đối tượngĐộ tuổiÍt hoạt độngHoạt động vừa phảiHoạt động mạnh
Phụ nữ19 – 3020002000 – 22002400
31 – 59180020002200
60+160018002000 – 2200
Đàn ông19 – 3024002600 – 28003000
31 – 5922002400 – 26002800 – 3000
60+20002200 – 24002400 – 2800

Lưu ý rằng đây là một ước tính và chỉ mang tính chất tham khảo. Lượng calo cần thiết cụ thể của mỗi người phụ thuộc nhiều vào độ tuổi, giới tính và tần suất vận động của mỗi người,…

stek-tiem1996-icon-number Cách tính lượng calo trong thực phẩm

Sau khi biết cách tính calo cần nạp vào cơ thể hằng ngày thì bạn phải biết thêm cách tính calo trong các loại thực phẩm để sử dụng các loại thực phẩm trong chế độ ăn uống cho phù hợp.

cach-tinh-calo

Cách đơn giản để tính lượng calo trong thực phẩm là dựa trên thông tin dinh dưỡng được cung cấp trên nhãn hiệu thực phẩm hoặc thông qua các nguồn đáng tin cậy khác, chẳng hạn như cơ sở dữ liệu dinh dưỡng của các tổ chức y tế hoặc ứng dụng di động về dinh dưỡng. Cụ thể:

1. Cách tính calo thủ công

Như chúng ta đều biết, mọi người có thể hấp thụ calo thông qua thực phẩm và đồ uống. Các thành phần dinh dưỡng khác nhau trong thực phẩm sẽ cung cấp một lượng calo khác nhau, cụ thể như sau:

  • 01 gam chất đường bột (carbohydrates) cung cấp 4 calo;
  • 01 gam chất đạm (protein) cung cấp 4 calo;
  • 01 gam chất béo (fat) cung cấp 9 calo.

Hay chúng ta sẽ có công thức đơn giản hơn:

  • Lượng calo từ chất đường bột = số gam chất đường bột x 4;
  • Lượng calo từ chất đạm = số gam chất đạm x 4;
  • Lượng calo từ chất béo = số gam chất béo x 9.

cach-tinh-calo

Ví dụ, nếu bạn biết rằng một miếng bánh mì có chứa 20g chất đường bột, 5g chất đạm và 2g chất béo, bạn có thể tính toán được lượng calo của miếng bánh mì đó như sau:

  • 20g chất đường bột x 4 = 80 calo;
  • 5g chất đạm x 4 = 20 calo;
  • 2g chất béo x 9 = 18 calo.
  • Tổng lượng calo của miếng bánh mì đó là 80 + 20 + 18 = 118 calo.

Như vậy, bạn chỉ cần biết trong thực phẩm đó có bao nhiêu gam chất bột, chất béo và chất đạm thì bạn có thể dễ dàng tính toán được lượng calo mà thực phẩm đó cung cấp.

3. Tải ứng dụng thông minh

Hiện nay, khoa học ngày càng phát triển nên chất lượng cuộc sống con người cũng ngày càng được nâng cao. Để tính toán nhanh lượng calo trong thực phẩm, bạn có thể cài đặt một số ứng dụng trên điện thoại di động để dễ dàng tính toán lượng calo trong các loại thực phẩm.

cach-tinh-calo

Các ứng dụng uy tín thường sử dụng dữ liệu tổng hợp từ các nguồn đáng tin cậy như Viện Dinh dưỡng, giúp bạn tính và kiểm soát calo dễ dàng và chính xác hơn.

3. Xem Bảng thành phần dinh dưỡng

Ngoài 2 cách tính calo cho các loại thực phẩm ở trên, bạn có thể tham khảo thêm bảng thông tin hàm lượng calo (Calories) trong một số thực phẩm thông thường, dữ liệu được tổng hợp theo công bố của Viện Dinh dưỡng Quốc gia.

Bảng calo của rau củ

STTTên thực phẩmNước (g)Tinh bột (g)Chất đạm (g)Chất béo (g)Chất xơ (g)Năng lượng (kcal)
1Bầu95,12,90,60,021,014
2Bí đao (bí xanh)95,40,00,62,41,112
3Bí ngô92,60,00,35,60,724
4Cà chua93,90,00,64,20,119
5Cà pháo92,50,01,53,61,620
6Cà rốt88,40,01,58,01,238
7Cà tím92,40,01,04,51,522
8Cải bắp89,90,01,85,41,629
9Cải cúc93,70,01,61,92,1914
10Mộc nhĩ10,80,210,665,07,0304
11Mướp95,00,00,93,00,516
12Nấm hương khô12,74,535,023,51,0274
13Ớt vàng to90,50,01,35,71,428
14Ran kinh giới89,90,02,72,83,622
15Rau bí93,10,02,71,71,718

Bảng Calo các loại trái cây

STTTên thực phẩmNước (g)Tinh bột (g)Chất đạm (g)Chất béo (g)Chất xơ (g)Năng lượng (kcal)
1Bưởi91,00,00,27,30,730
2Cam88,70,00,98,41,437
3Chanh92,40,00,94,81,8423
4Chôm chôm80,30,01,516,41,372
5Chuối tây83,20,30,915,00,066
6Chuối tiêu74,40,21,522,20,897
7Đu đủ chín90,00,01,07,70,635
8Dưa hấu95,50,21,22,30,516
9Dứa ta91,40,00,86,50,829
10Hồng xiêm85,60,70,510,02,548
1187,80,20,710,20,645
12Mận94,00,20,63,90,720
13Mít dai85,30,00,611,41,9248
14Na82,40,01,614,50,764
15Nhãn86,20,00,911,01,048
16Nho ta (nho chua)93,50,00,43,12,914
17Quýt89,40,00,88,60,938
18Táo89,40,00,88,50,737
19Vải87,70,00,710,01,143
20Xoài chín82,50,30,615,90,069

Bảng Calo các loại thịt

STTTên thực phẩmNước (g)Tinh bột (g)Chất đạm (g)Chất béo (g)Chất xơ (g)Năng lượng (kcal)
1Chân giò lợn (bỏ xương)64,618,615,70,00,1230
2Da heo74,02,723,30,00,1118
3Đuôi bò73,66,519,70,00,0137
4Đuôi heo42,147,110,80,00,0467
5Ếch74,81,120,0000,090
6Giò bò48,733,513,80,00,0357
7Giò lụa72,05,521,50,00,0136
8Nem chua70,23,721,74,30,0137
9Tai heo74,94,121,00,00,0121
10Thịt bò74,43,821,00,00,0118
11Thịt gà65,413,120,30,00,0199
12Thịt heo ba chỉ60,721,516,50,00,0260

Bảng Calo các loại thuỷ hải sản

STTTên thực phẩmNước (g)Tinh bột (g)Chất đạm (g)Chất béo (g)Chất xơ (g)Năng lượng (kcal)
1Cá bống83,20,815,80070
2Cá chép78,43,616,00096
3Cá hồi72,55,322,000136
4Cá lóc78,82,718,20097
5Cá ngừ77,90,3210087
6Cá rô phi76,62,319,700100
7Cá thu69,510,318,200166
8Cá trê71,411,916,500173
9Cua biển73,90,617,570103
10Cua đồng68,93,312,32087
11Ghẹ87,20,711,90054
12Hến88,60,74,55,1045
13Lươn77,21,5200094
14Mực tươi81,00,916,300.073
15Tôm biển80,30,917,60,90.082

Ngoài ra, để biết thêm thông tin chi tiết về hàm lượng calo trong các thực phẩm, bạn có thể tra cứu trên các nguồn tin như Viện Dinh dưỡng Quốc gia, các trang web chuyên về dinh dưỡng, hoặc tham khảo các sách về dinh dưỡng.

Lưu ý: Hàm lượng calo của các loại thực phẩm ở các tài liệu chỉ mang tính chất tham khảo. Các giá trị dinh dưỡng này có thể khác nhau tùy thuộc vào nguồn gốc, chế biến và phương pháp nấu,…

cach-tinh-calo

Lượng calo trong thực phẩm có thể thay đổi tùy theo cách chế biến, thương hiệu và nguồn cung cấp thông tin dinh dưỡng. Vì vậy, nên tham khảo nhiều nguồn đáng tin cậy để đảm bảo tính chính xác của dữ liệu dinh dưỡng. Ngoài ra, cần lưu ý đến kích thước phần ăn và cách chế biến thực phẩm để tính toán lượng calo cụ thể cho bữa ăn của mình. Và luôn nên tư vấn với chuyên gia dinh dưỡng hoặc chuyên viên y tế trước khi đưa ra quyết định về lượng calo cần nạp vào cơ thể mỗi ngày, phù hợp với tình trạng sức khỏe và mục tiêu dinh dưỡng cá nhân của bạn.

stek-tiem1996-icon-number Những lưu ý giúp tiêu thụ calo hiệu quả và tránh tăng cân

Để hạn chế tăng cân và tiêu thụ calo một cách hiệu quả hơn, đây là những gì mà bạn nên làm:

  • Không bỏ bữa sáng: Một bữa sáng giàu chất đạm và chất béo có thể giúp bạn cảm thấy no lâu hơn và giảm khả năng ăn vặt trong ngày.
  • Chú trọng chất béo tốt: Tăng cường chế độ ăn uống giàu chất xơ và chất béo lành mạnh (Omega-3, Omega-6) có trong các loại đậu, hạt, quả bơ và các loại cá biển, giúp cơ thể no lâu cũng như “đánh bay” chất béo xấu (cholesterol) có hại.
  • Tránh ăn 2 giờ trước khi ngủ: Ăn nhiều trong vòng 2 giờ trước khi ngủ không chỉ làm tăng khả năng tích tụ mỡ thừa trong cơ thể mà còn khiến cho cơ thể gặp khó khăn để đi vào giấc ngủ. Từ đó làm giảm chất lượng giấc ngủ và gây ra tình trạng mệt mỏi, suy nhược.
  • Ăn nhiều rau quả: Chất xơ hòa tan (pectin) và các loại chất xơ không hòa tan khác có trong các loại trái cây tươi, rau quả, ngũ cốc giúp bạn cảm thấy no lâu, hệ tiêu hóa hoạt động ổn định nên quá trình tăng – giảm cân cũng diễn ra dễ dàng hơn.
  • Kiểm tra nhãn mác: Bạn cần kiểm tra số lượng calo trên nhãn mác của mỗi loại thực phẩm để biết chính xác lượng calo mà bạn sẽ tiêu thụ.

cach-tinh-calo

  • Sử dụng bát / đĩa nhỏ hơn: Sử dụng bát / đĩa nhỏ để làm giảm đi lượng thức ăn và calo hấp thụ. Từ đó, bạn sẽ khó tăng cân trở lại hơn.
  • Xây dựng khẩu phần khoa học: Bạn có thể lên kế hoạch xây dựng thực đơn bao gồm các món ăn lành mạnh trong một tuần, liệt kê các loại thực phẩm cần mua và khi đi mua sắm hãy tuân thủ danh sách này. Không nên mua những thực phẩm không có trong danh sách hoặc không cần thiết.
  • Vận động hợp lý: Tập thể dục thường xuyên giúp lưu thông máu huyết, tăng cường hệ số trao đổi chất khiến bạn tiêu hóa tốt hơn. Nhờ đó, hiệu quả của quá trình ăn uống và tập luyện để cải thiện vóc dáng cũng nhanh “gặt hái” được thành quả.
  • Uống đủ nước: Uống đủ 2 lít mỗi ngày không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn giúp làm giảm cảm giác đói. Đặc biệt, nước không hề chứa calo nên không hề tác động đến kế hoạch ăn kiêng của bạn.

cach-tinh-calo

  • Tránh xa chất kích thích: Bạn nên tránh uống rượu, bia, soda và nước ngọt vì chúng có quá nhiều calo. Nếu quá thèm đồ ngọt, bạn hãy chọn nước ép trái cây không đường hoặc tốt hơn là sử dụng các loại đường ăn kiêng 0 calo để ngăn ngừa tình trạng tăng cân ngoài ý muốn.
  • Ngủ đủ giấc: Mất ngủ là tác nhân gây cản trở quá trình trao đổi chất trong cơ thể, khiến bạn uể oải, mất năng lượng nên muốn ăn nhiều hơn và dẫn đến tăng cân. Người trưởng thành nên ngủ tối thiểu 7 – 8 tiếng mỗi ngày nếu muốn duy trì cân nặng hiện tại và hạn chế cảm giác thèm ăn.

Lời Kết

Qua bài viết trên, quý bạn đọc đã cùng TIEM1996 tìm hiểu kỹ Calo là gì?cách tính calo cần nạp vào cơ thể hằng ngày và cách tính calo có trong thực phẩm như thế nào để kiểm soát tốt nhất lượng calo nạp vào cơ thể. TIEM1996 rất mong những chia sẻ trên là hữu ích và giúp bạn có thêm một kiến thưc ẩm thực hay áp dụng vào cuộc sống để có chế độ ăn uống lành mạnh, tốt cho sức khỏe.

[block id=”bai-viet-lien-quan-chia-se-bi-quyet-am-thuc”]