Cholesterol là gì? Vai trò của Cholesterol trong cơ thể con người?

(TIEM1996) – Cholesterol là gì? Cholesterol là một chất đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe con người. Cholesterol có mặt tại hầu hết các bộ phận của cơ thể con người, giúp cơ thể phát triển và hoạt động bình thường. Tuy nhiên, chỉ số cholesterol cao có thể gây xơ vữa động mạch, dẫn đến nhồi máu cơ tim và đột quỵ. Do vậy, Cholesterol là gì? Các loại Cholesterol và Cholesterol cao gây ra biến chứng gì? Chúng ta cùng tìm hiểu cụ thể qua bài viết TIEM1996 chia sẻ sau đây.

cholesterol-la-gi

Cholesterol là gì?

stek-tiem1996-icon-number Cholesterol là gì?

Cholesterol là một thành phần của lipid máu, đồng thời đóng vai trò quan trọng trong hầu hết các hoạt động của cơ thể. Cholesterol là một yếu tố không thể thiếu trong quá trình hoạt động của tế bào sợi thần kinh, cũng như trong việc sản xuất một số loại hormone, giúp cơ thể hoạt động bình thường và khỏe mạnh.

cholesterol-la-gi

Cholesterol là gì?

Lipid là thành phần quan trọng của màng tế bào, có nguồn gốc nội sinh được tổng hợp chủ yếu ở gan và nguồn gốc ngoại sinh chuyển hóa từ thực phẩm. Có 3 loại lipid chính lưu hành trong máu là cholesterol, triglycerid và phospholipid. Cholesterol có vai trò tham gia quá trình tổng hợp màng tế bào, tổng hợp vitamin D và là tiền chất của quá trình tổng hợp hormone.

cholesterol-la-gi

Cholesterol là gì?

Cholesterol được hình thành từ 2 nguồn là từ trong cơ thể tổng hợp hoặc từ thức ăn. Khoảng 75% cholesterol trong máu được sản xuất ở gan và các cơ quan khác trong cơ thể, phần còn lại là từ thức ăn. Các loại thực phẩm có chứa cholesterol đều là các loại thức ăn có nguồn gốc từ động vật như thịt, sữa, lòng đỏ trứng, phù tạng động vật.

[block id=”danh-sach-san-pham-am-thuc”]

stek-tiem1996-icon-number Các loại Cholesterol

cac-loai-cholesterol

Vì lipid nói chung và cholesterol nói riêng không tan trong nước nên để di chuyển trong hệ tuần hoàn, chúng cần kết hợp với các protein (apoprotein) tạo thành các nhóm lipoprotein. Có hai nhóm lipoprotein vận chuyển cholesterol chính là:

  • LDL-Cholesterol (lipoprotein cholesterol tỷ trọng thấp)
  • HDL-Cholesterol (lipoprotein cholesterol tỷ trọng cao)

Ngoài ra còn có Lp(a) Cholesterol, một biến thể của LDL – Cholesterol.

1. LDL – Cholesterol (Xấu)

LDL – cholesterol đóng vai trò vận chuyển hầu hết cholesterol trong cơ thể. Nếu hàm lượng cholesterol này tăng nhiều trong máu thì có nguy cơ xuất hiện hiện tượng lắng đọng mỡ ở thành mạch máu (đặc biệt ở tim và phổi) gây xơ vữa động mạch, chính vì vậy LDL – cholesterol được gọi là cholesterol “xấu”. Các mảng xơ vữa này dần dần có thể gây hẹp hay tắc mạch máu, thậm chí có thể vỡ mạch máu đột ngột, dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như nhồi máu cơ tim hay tai biến mạch máu não.

cac-loai-cholesterol

Hàm lượng LDL – cholesterol tăng có thể phụ thuộc vào các yếu tố gia đình, chế độ ăn uống, các thói quen có hại cho sức khỏe như hút thuốc lá, không tập thể dục thường xuyên hoặc người mắc các bệnh cao huyết áp, đái tháo đường.

2. HDL – Cholesterol (Tốt)

HDL – Cholesterol chiếm khoảng 25 – 30% hàm lượng cholesterol có trong máu. HDL – Cholesterol đóng vai trò vận chuyển cholesterol từ máu đi về gan, đồng thời cũng đưa cholesterol ra khỏi các mảng xơ vữa động mạch, hạn chế gây ra các biến chứng tim mạch nguy hiểm, vì vậy được gọi là cholesterol “tốt”.

cac-loai-cholesterol

Hàm lượng HDL – Cholesterol giảm có thể liên quan đến thói quen hút thuốc lá, không tập thể dục thường xuyên, thừa cân, béo phì…

3.  Lp(a) Cholesterol

Lp(a) Cholesterol là một biến thể của LDL – Cholesterol. Hàm lượng Lp(a) Cholesterol trong máu tăng có thể dẫn đến các nguy cơ hình thành các mảng xơ vữa động mạch.

[block id=”danh-sach-san-pham-am-thuc”]

stek-tiem1996-icon-number Nguyên nhân gây ra Cholesterol cao

Mức LDL-C có xu hướng tăng dần theo tuổi tác. Phụ nữ sau mãn kinh thường có mức LDL-C cao hơn nhiều so với thời kỳ trước đó. Gene có ảnh hưởng nhất định đến cách cơ thể chuyển hóa chất béo. Do đó, nếu cha mẹ bị rối loạn lipid máu, tăng huyết áp hoặc bệnh tim mạch sớm thì con cái có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

Thói quen ăn uống và lối sống có ảnh hưởng lớn đến lượng cholesterol trong cơ thể. Một lối sống tĩnh tại, lười vận động kết hợp với hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia, ăn nhiều thực phẩm giàu chất béo bão hòa (thịt mỡ, nội tạng động vật,…) và chất béo chuyển hóa sẽ làm tăng mức LDL-C.

cholesterol-cao

Một số bệnh lý về tuyến giáp, thận, béo phì và đặc biệt là đái tháo đường có thể làm tăng nguy cơ cholesterol cao và các biến chứng liên quan. Sử dụng một số loại thuốc trong thời gian dài cũng có thể dẫn đến tăng cholesterol thứ phát, như: thuốc lợi tiểu, thuốc chẹn beta, glucocorticoid, các gốc acid reinoic…

stek-tiem1996-icon-number Cholesterol cao gây ra biến chứng gì?

Có thể thấy cholesterol rất quan trọng đối với cơ thể, nhưng cholesterol cao là yếu tố gây lắng đọng trong nội mạc động mạch, làm lòng động mạch xơ cứng, hẹp dần và cản trở dòng máu di chuyển đến các tổ chức trong cơ thể. Tình trạng này được gọi là xơ vữa động mạch.

Cholesterol máu là yếu tố chính dẫn đến hình thành mảng xơ vữa. Cholesterol trong máu càng cao thì nguy cơ xơ vữa động mạch càng lớn, đặc biệt là ở người lớn tuổi. Nguyên nhân của bệnh xơ vữa động mạch thường là do tăng LDL-C, tăng cholesterol, tăng triglycerid và đồng thời giảm HDL-C.

cholesterol-cao

Xơ vữa động mạch làm hạn chế lưu lượng máu lưu thông qua động mạch và khi các mảng bám bị vỡ có thể dẫn đến cục máu đông nguy hiểm. Xơ vữa động mạch là yếu tố nguy cơ cao dẫn đến nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, tổn thương động mạch hai chi dưới gây viêm tắc thiếu máu hoại tử bàn chân.

Ngoài ra, cholesterol cao nếu không được điều trị có thể gây ra biến chứng: cung giác mạc, các ban vàng ở mi mắt, u vàng ở gân khuỷu tay, đầu gối, bàn tay, gót chân, màng xương; nhiễm lipid võng mạc, gan nhiễm mỡ, viêm tụy cấp.

stek-tiem1996-icon-number Cách làm giảm Cholesterol cao trong máu

Khi bất kỳ một yếu tố lipid nào bất thường như cholesterol toàn phần tăng, hoặc LDL-C tăng hoặc HDL-C giảm, hoặc trigycerid tăng, thì cần điều trị sớm để tránh các biến chứng, đặc biệt là biến chứng tim mạch.

Tùy vào mức độ tăng lipid máu cùng với các yếu tố nguy cơ tim mạch mà bác sĩ sẽ có chỉ định điều trị phù hợp, bao gồm sử dụng thuốc giảm lipid máu và thay đổi lối sống. Thay đổi lối sống là biện pháp bắt buộc và hiệu quả để giảm cholesterol cao trong máu, bao gồm:

  • Hạn chế thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa như thịt mỡ động vật (heo, bò, gà), nội tạng động vật (gan, lòng, thận, mề,…), giảm cholesterol trong lòng đỏ trứng, bơ, kem, phô mai, tôm.
  • Hạn chế sử dụng thức ăn nhanh như khoai tây chiên, gà rán, bánh quy, bánh nướng và thực phẩm chiên.
  • Hạn chế rượu bia và nước ngọt.
  • Hạn chế đường và muối.
  • Nên bổ sung protein từ thịt nạc và đặc biệt là protein từ các loại đậu.
  • Tăng cường các loại thực phẩm chứa nhiều chất béo tốt như cá béo (cá hồi, cá thu, cá mòi, cá trích, cá cơm…), quả óc chó, hạnh nhân, dầu đậu nành, dầu ô liu,…
  • Tăng cường chất xơ, vitamin và các khoáng chất vi lượng từ trái cây, rau xanh và ngũ cốc nguyên hạt.
  • Duy trì cân nặng hợp lý, giảm cân nếu bị thừa cân béo phì.
  • Tăng cường tập thể dục, tập ít nhất 150 phút mỗi tuần, mỗi tuần 5 ngày
  • Không hút thuốc lá và tránh tiếp xúc với khói thuốc lá.

Đối với những người tăng lipid máu nhẹ không đi kèm bệnh lý khác, thường thay đổi lối sống là chỉ định điều trị ưu tiên. Nếu sau 3-6 tháng thay đổi thói quen ăn uống và rèn luyện mà không đạt được hiệu quả giảm cholesterol máu thì bác sĩ có thể chỉ định điều trị với thuốc hạ lipid máu. Nếu có hiệu quả thì cần tiếp tục duy trì để cholesterol giảm về mức bình thường.

stek-tiem1996-icon-number Những thực phẩm chứa nhiều Cholesterol nên hạn chế

Như chúng ta đã biết ở các mục trên, việc tăng Cholesterol cao trong máu có thể dẫn đến một số bệnh lý nguy hiểm cho cong người như: huyết áp, tiểu đường, các vấn đề về thận, tim mạch, xơ vỡ động mạch và đột quỵ. Do vậy, việc thay đổi lối sống và chế độ ăn uống lành mạnh là rất quan trọng đối với những người có chỉ số cholesterol cao cũng như người bình thường. Sau đây là một số thực phẩm chứa nhiều cholesterol xấu mà chúng ta nên hạn chế:

1. Tôm hùm

Đây là những loại thực phẩm chứa hàm lượng dinh dưỡng rất cao. Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều lại không hề tốt đối với sức khỏe. Theo các nghiên cứu chỉ ra rằng, trong vỏ tôm chứa hàm lượng Cholesterol rất cao. Bên trong thịt đỏ cũng chứa nhiều chất béo bão hòa làm tăng lượng Cholesterol trong cơ thể.

cholesterol-cao

2. Đồ ăn nhanh

Các loại thức ăn nhanh như pizza, bánh humburger, khoai tây chiên, đùi gà chiên là món ăn yêu thích của rất nhiều người. Tuy nhiên, chúng lại chứa một lượng Cholesterol cao. Ăn nhiều không những gây béo phì mà còn có thể dẫn đến các bệnh về tim mạch, tăng mỡ máu, tiểu đường.

cholesterol-cao

Mặc dù Pho mát là một nguồn can-xi tuyệt vời dành cho cơ thể và cũng giàu Protein thực vật nhưng đây cũng là loại thực phẩm chứa hàm lượng Cholesterol cao. Vì vậy, bạn nên hạn chế ăn những loại thực phẩm này.

3. Bơ đã qua chế biến

Bơ được sử dụng nhiều trong chế biến thực phẩm vì độ béo ngậy và hương thơm của nó. Tuy nhiên, bạn nên hạn chế sử dụng bơ đã qua chế biến vì nó chứa chất béo chuyển vị và natri làm tăng mức Cholesterol trong cơ thể và làm tăng huyết áp.

cholesterol-cao

4. Kem

Kem là món tráng miệng yêu thích của rất nhiều người bởi vị ngọt mát. Nhưng ít ai biết rằng kem được làm bằng dầu thực vật hydro hoá và sữa nguyên chất, có thể làm tăng mức Cholesterol của bạn nếu bạn ăn chúng thường xuyên.

cholesterol-cao

5. Gan bò

Có thể bạn chưa biết, trong 100 gram gan bò có chứa tới 564 miligam Cholesterol. Hàm lượng Cholesterol này hoàn toàn không tốt đối với cơ thể. Chính vì vậy, bạn nên hạn chế ăn loại thực phẩm này.

cholesterol-cao

6. Rượu, bia

Rượu, bia là một trong những thực phẩm hàng đầu mà ai cũng nên tránh. Bởi vì chúng không hề tốt đối với sức khỏe. Uống nhiều rượu bia không chỉ gây hại cho gan mà còn làm tăng nguy cơ phát triển Cholesterol xấu, do đó làm tăng huyết áp và các bệnh tim mạch.

cholesterol-cao

Lời Kết

Qua bài viết trên, các bạn đã cùng TIEM1996 tìm hiểu rõ Cholesterol là gì? Các loại Cholesterol và các nguyên nhân dẫn đến Cholesterol cao cũng như các cách làm giảm cholesterol trong máu. TIEM1996 rất mong chia sẻ hữu ích, giúp bạn có thêm một kiến thức ẩm thực hay  áp dụng vào chế độ ăn uống lành mạnh hằng ngày để có một cuộc sống xanh.

[block id=”bai-viet-lien-quan-chia-se-bi-quyet-am-thuc”]