(TIEM1996) – Cũng như các loại đường được sử dụng hằng ngày được chiết xuất từ mật mía, củ cải đường… Đường nho được chiết xuất và kết tinh trực tiếp từ quả nho hoặc mật ong. Do đó, đường nho có hương vị đặc trưng, an toàn cho sức khỏe và đang dần trở thành loại đường được sử dụng phổ biến. Tuy nhiên, đường nho là gì? Tác dụng của đường nho như thế nào? Cách sử dụng đường ra làm sao?… là điều mà rất nhiều người chưa biết.
Qua bài viết sau, TIEM1996 chia sẻ cùng Quý độc một cách chi tiết nhất về đường nho để trả lời cho các câu hỏi: Đường nho là gì? Tác dụng của đường nho và cách sử dụng đường nho, là những câu được rất nhiều người quan tâm nhé.
Đường Nho là gì?
Nguồn gốc của đường nho
Đường nho ( tên khoa học: Glucono Delta Lactone) là một loại đường được chiết xuất và kết tinh 100% từ quả nho tươi hoặc mật ong. Quá trình sản xuất đường nho bắt đầu bằng việc ép nho để tách hạt và vỏ, sau đó chưng cất hỗn hợp để loại bỏ nước và tạo ra một loại siro ngọt. Sau đó, siro được đun sôi và kết tinh để tạo ra đường nho.
Đặc điểm của đường nho
So với nhiều loại đường khác, hạt đường nho có phần nhỏ và mịn hơn, màu trắng thuần và vị khi nếm sẽ ngọt nhẹ rồi dần chuyển sang chút chua. Về mùi hương, đường nho cũng không quá nặng mùi như các loại đường thường thấy.
Một đặc điểm khác để nhận biết đường nho là: Đường nho thủy phân trong nước sẽ biến thành axít, tạo kết tủa như chanh và giấm nhưng chậm hơn. Ngoài ra, có thể nhận biết đường nho qua khối lượng và độ ngọt như sau:
- 50 gram đường nho = 50 gram đường thường (xét về khối lượng)
- Độ ngọt đường nho = 1/2 độ ngọt đường thường (xét về độ ngọt)
[block id=”danh-sach-san-pham-am-thuc”]
Có những loại đường nho nào?
Có nhiều loại đường nho khác nhau: Đường nho có thể được sản xuất từ nhiều loại nho khác nhau, dẫn đến sự khác biệt trong màu sắc và vị ngọt của nó. Các loại đường nho phổ biến bao gồm đường nho đen và đường nho trắng.
Hiện nay, trên thị trường có hai loại đường nho là đường nho Ý và đường nho Pháp. Điểm khác biệt là đường nho Ý ít bị chảy nước hơn đường nho Pháp.
Tác dụng của đường nho
Công dụng của đường nho trong nấu ăn
Đường nho là một loại đường được sản xuất từ quả nho, thường được sử dụng trong việc sản xuất rượu vang và nấu ăn. Có độ ngọt mát và không có hậu vị, giúp món ăn thơm ngon, đặc trưng nên đường nho được sử dụng trong nấu ăn như: chiên, xào, làm bánh, làm tào phớ…. Sau đây là một số công dụng của đương nho đối với chế biến thực phẩm:
- Khi làm đậu người ta sử dụng đường nho giúp chúng đông lại với nhau và mềm mịn.
- Làm sữa chua bằng đường nho sẽ giúp cho sữa chua sánh mịn hơn.
- Khi làm nem chua, đường nho giúp điều chỉnh độ PH cho phù hợp.
- Khi làm bánh cần độ bông thì người ta cũng sử dụng đường nho giúp cho bánh bông và mịn mềm.
- Đường nho còn được sử dụng cho việc sản xuất dược phẩm.
- Ngoài ra thì đường nho còn được sử dụng trong việc sản xuất nước giải khát.
- Dùng trong chế biến đồ ăn của bé do đường nho không chứa gluten, không gây sâu răng.
Tác dụng của đương nho đối với sức khỏe
Đường nho có nhiều công dụng khác nhau cho sức khỏe của con người. Đầu tiên, đường nho chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp ngăn ngừa sự hình thành các gốc tự do trong cơ thể, giúp tăng cường sức đề kháng và giảm nguy cơ mắc bệnh.
Ngoài ra, đường nho cũng có khả năng giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đột quỵ, bởi vì nó chứa nhiều chất chống oxy hóa có tác dụng làm giảm sự tích tụ của mỡ trong mạch máu. Đường nho cũng có thể giúp cải thiện sức khỏe của tuyến tiền liệt ở nam giới và giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
[block id=”danh-sach-san-pham-am-thuc”]
Cách sử dụng đường nho
Như vậy, qua các mục trên chúng ra đã cùng tìm hiểu rất kỹ về đương nho. Đường nho được sử dụng rất nhiều trong nấu ăn, chế biến thực phẩm và nó nhiều tác dụng đối với sức khỏe con người. Mục này, TIEM1996 sẽ cùng tiếp tục chia sẻ với các bạn cách làm tào phớ bằng đường nho cực ngon ngay tại nhà nhé.
Cách làm tào phớ bằng đường nho
Nguyên liệu làm tào phớ bằng đường nho
- Đậu nành khô: 150gram
- Đường nho: 1 thìa
- Lá nếp: 1 bó
- Đường hoa mai (đường cát): 300 gram
- Nước sạch: 800ml
Cách làm tào phớ bằng đường nho
Bước 1: Sơ chế đậu nành
Đậu nành khô sau khi mua về, bạn đem rửa sạch và ngâm trong nước khoảng 4-6 tiếng, sau khi vỏ đậu mềm, tách ra thì bạn tiến hành đãi vỏ thật sạch.
Bước 2: Nấu sữa đậu nành
Cho đậu đã sơ chế xong vào máy làm sữa đậu nành cùng 800ml nước lọc. Sau khi có sữa đậu nành, bạn lọc sữa bằng vải mịn để không còn sót bã đậu trong sữa. Hớt hết bọt để giúp tào phớ mịn và không bị vữa.
Đun sôi phần sữa đậu nành vừa lọc trên lửa nhỏ khoảng 10 phút. Khi đun nhớ hớt bọt và khuấy đều tay để tránh tào phớ bị chua.
Bước 3: Làm tào phớ
Hòa tan đường nho với nước, chờ sữa sôi thì dùng nước đường nho để láng nồi. Vì đường nho rất nhanh chua nên phải đợi cho sữa sôi.
Cho tào phớ vào trong nồi cơm điện ( Vì đường nho cần nhiệt độ cao để đông lại). Đậy hờ nắp nồi cơm điện trong khoảng 30 phút, chú ý tránh cho nước trên nắp nồi chảy xuống mặt tào phớ và không di chuyển nồi. Vậy là ta đã có được món tào phớ cực mịn rồi nhé.
Bước 4: Thành phẩm và thưởng thức
Hòa tan đường cùng nước đun sôi cùng bó lá nếp. Bạn có thể thay tinh dầu chuối khi đã để nước đường nguội nếu không có lá nếp. Sau khi có nước đường, bạn dùng thìa mỏng hớt từng lớp mỏng tào phó vào bát, rưới nước đường đã làm vào ăn kèm.
Vậy là chúng ta vừa hoàn thành cách làm tào phớ bằng đường nho, tào phớ vừa vừa béo, mịn, nước đường thơm ngon mùi lá nếp. Là món ăn cực kì thanh mát, giải nhiệt cho cả gia đình vào mùa hè này nhé.
Tác hại của đường nho, một số lưu ý khi sử dụng
Đường nho cũng là một loại đường nên khi sử dụng chúng ta cần lưu ý lượng đường vào cơ thể cho phù hợp. Những người tiểu đường, béo phì, thừa cân, máu mỡ nên hạn chế dùng.
Như đã nói ở các mục trên, đường nho được chiết xuất 100% từ nguyên liệu tự nhiên là quả nho hoặc mật ong. Nên bạn yên tâm, không phải lo lắng khi sử dụng đường nho trong chế biến thực phẩm hằng ngày. Tuy nhiên, cũng như mọi loại thực phẩm, phụ gia khác nên sử dụng đúng cách và đúng liều lượng để tốt cho sức khỏe.
Lời Kết
Qua bài viết này, các bạn đã cùng TIEM1996 tìm hiểu đường nho là gì? Cũng như trả lời một số câu hỏi mà nhiều người thắc mắc về đường nho như: Nguồn gốc đường nho, tác dụng của đường nho và cách sử dụng đường nho như thế nào? Chúc bạn có trải nghiệm tuyệt vời cùng TIEM1996 và bạn có thêm mẹo vặt nội trợ hay.
[block id=”bai-viet-lien-quan-chia-se-bi-quyet-am-thuc”]