(TIEM1996) Chất Xơ là gì? Có những loại Chất Xơ nào? Vai trò của Chất Xơ đối với cơ thể con người chúng ta quan trọng như thế nào? Đó là những câu hỏi mà rất nhiều người thắc mắc. Chất Xơ có rất nhiều trong các loại thực phẩm hằng ngày chúng ta sử dụng, tuy nhiên có nhiều người chưa biết rõ những vấn đề trên.
Chất Xơ có trong nhiều loại thực phẩm mà ta sử dụng hằng ngày, tuy nhiên nó khác với các loại chất dinh dưỡng khác bởi nó hầu như không cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể. Nên nhiều người không quan tâm đến loại chất này trong thực phẩm.
Tuy vậy, theo các chuyên gia dinh dưỡng luôn khuyến khích mọi người cung cấp đủ chất để cơ thể phát triển khỏe mạnh, tăng cường hệ miễn dịch. Trong đó, chất xơ giữ vai trò cực kỳ quan trọng. Qua bài viết sau, TIEM1996 sẽ chia sẻ chi tiết về Chất Xơ như: Chất Xơ là gì? Vai trò của Chất Xơ đối với cơ thể con người như thế nào nhé
Chất Xơ là gì?
Chất xơ là thành phần có trong nhiều loại thực phẩm và được nhắc đến rất nhiều. Tuy nó hầu như không cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể nhưng nó lại là một chất thiết yếu và có vai trò cực kỳ quan trọng trong cơ thể chúng ta.
Vậy , Chất Xơ là gì? Chất Xơ là một thành phần của thực phẩm có nguồn gốc thực vật mà cơ thể không tiêu hoá được và thường làm tăng lượng chất thải trong quá trình tiêu hoá.
Trong đó, cấu tạo chính của chất xơ đó là các phân tử cacbohydrat, cụ thể là monosaccarit hoặc là polisaccarit. Theo nghiên cứu của nhà khoa học, nhờ sự có mặt của chất xơ trong cơ thể, hoạt động tiêu hóa diễn ra ổn định hơn, sức khỏe tim mạch được cải thiện đáng kể. Đó là lý do vì sao mọi người nên tăng cường bổ sung chất dinh dưỡng này trong bữa ăn hàng ngày.
[block id=”danh-sach-san-pham-am-thuc”]
Phân loại Chất Xơ
Chất xơ có thể được chia thành hai loại chính dựa trên khả năng hòa tan trong nước, cụ thể như sau:
Chất xơ hòa tan (FOS)
Chất xơ hòa tan có tính mềm, dính, tan được trong nước, có khả năng giúp giảm cholesterol và điều hoà đường trong máu. Loại chất này có nhiều trong các loại hạt đậu như: đậu nành, đậu ngự, đậu tây, rau, trái cây,…
Chất xơ không hòa tan
Chất xơ không hòa tan không thể hòa tan trong nước, không bị phá vỡ bởi vi khuẩn đường ruột và không hấp thụ vào máu. Chất xơ này hút nước, tăng khối lượng chất bã khiến quá trình thải cặn bã mau hơn, có nhiều trong cám lúa mì, hạt ngũ cốc chưa xay, các loại rau, cải,…
Vai trò của Chất Xơ đối với cơ thể con người
Chất xơ trong thực phẩm xúc tiến quá trình tiêu hoá, tạo môi trường tốt cho các vi sinh vật có lợi sinh sôi, thúc đẩy quá trình lên men, hút nhiều nước, điều này giúp phan mềm dễ dàng tống ra khỏi cơ thể hơn, do đó giảm sự tồn tại của các chất độc trong cơ thể. Vai trò của Chất xơ đối với sức khỏe con người rất quan trọng, bao gồm:
- Hỗ trợ quá trình tiêu hóa: Chất xơ giúp tăng khối lượng phân, kích thích nhu động ruột, giúp quá trình tiêu hóa diễn ra dễ dàng hơn và giảm nguy cơ táo bón.
- Kiểm soát lượng đường trong máu: Chất xơ hòa tan giúp làm chậm quá trình tiêu hóa và hấp thu đường vào máu, từ đó giúp kiểm soát lượng đường trong máu.
- Giảm cholesterol máu: Chất xơ hòa tan giúp hấp thụ cholesterol trong máu và đào thải ra ngoài cơ thể, từ đó giúp giảm cholesterol máu.
- Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch: Chất xơ giúp giảm cholesterol máu, giảm nguy cơ hình thành cục máu đông và giúp mạch máu khỏe mạnh, từ đó giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
- Giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2: Chất xơ giúp kiểm soát lượng đường trong máu, từ đó giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.
- Giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư đại trực tràng: Chất xơ giúp tăng khối lượng phân và kích thích nhu động ruột, từ đó giúp loại bỏ các chất cặn bã và độc tố ra khỏi cơ thể, từ đó giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư đại trực tràng.
[block id=”danh-sach-san-pham-am-thuc”]
Những loại thực phẩm giàu Chất xơ
Cách tốt nhất để bổ sung đủ chất xơ là ăn nhiều trái cây, rau củ, ngũ cốc nguyên hạt và các loại hạt. Một số loại thực phẩm giàu chất xơ bao gồm:
- Trái cây: táo, chuối, cam, ổi, bơ, kiwi, sầu riêng…
- Rau củ: súp lơ xanh, bông cải xanh, rau bina, cà rốt, cà chua, khoai lang…
- Ngũ cốc nguyên hạt: gạo lứt, yến mạch, bánh mì nguyên cám,…
- Các loại hạt: hạnh nhân, hạt điều, hạt chia,…
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể bổ sung chất xơ bằng cách sử dụng các loại thực phẩm chức năng bổ sung chất xơ. Tuy nhiên, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Lời Kết
Qua bài viết trên bạn đã cùng TIEM1996 tìm hiểu rõ Chất Xơ là gì? Vai trò của chất xơ đối với cơ thể chúng ta như thế nào? Rất mong những chia sẻ của TIEM1996 hữu ích và giúp bạn có thêm một kiến thức ẩm thực hay để áp dụng vào đời sống để có một chế độ ăn uống lành mạnh và cuộc sống xanh.
[block id=”bai-viet-lien-quan-chia-se-bi-quyet-am-thuc”]